| Hotline: 0983.970.780

Nhãn lồng ghi điểm giữa rừng Tam Đảo

Thứ Tư 28/09/2011 , 09:16 (GMT+7)

Theo chân những người dân Hưng Yên lên định cư dưới chân núi Tam Đảo, sau gần 40 năm, cây nhãn lồng mới khẳng định danh tiếng của mình tại nơi ở mới.

Theo chân những người dân Hưng Yên lên định cư dưới chân núi Tam Đảo, sau gần 40 năm, cây nhãn lồng mới khẳng định danh tiếng của mình tại nơi ở mới.

Bản Khe Đù (xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên) với hơn 80 hộ dân chủ yếu là người gốc ở Hưng Yên lên định cư từ năm 1974. Với diện tích khoảng 100 ha đất trồng nhãn, dịp này nếu đi dọc các đường làng, ngõ xóm, trên đồi, dưới vườn ở Khe Đù, nơi nào cũng bắt gặp những hàng nhãn trĩu mọng quả buông xoà lối đi. Nhãn ngon, thương lái từ các nơi phóng xe sọt đi mua nhãn rộn ràng cả xóm như đàn ong tìm tổ. Để có được chỗ đứng như hiện nay, cây nhãn Khe Đù đã phải trải qua những năm tháng chìm nổi lắm.

Ông Dương Viết Quỳnh là chủ nhiệm HTX Phúc Hưng, HTX có 29 hộ dân của bản Khe Đù được thành lập từ năm 2008 với mục tiêu tập hợp những hộ có diện tích nhãn lớn hơn cả để xây dựng thương hiệu và sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt. Ông Quỳnh diễn giải về nguồn cơn của tên gọi HTX, Phúc từ Phúc Thuận, Hưng là Hưng Yên, ghép lại mà thành Phúc Hưng. Ông Quỳnh nhớ lại, gần 40 năm trước, 18 hộ dân đầu tiên của xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) lên Khe Đù lập xóm, làm kinh tế mới. Khe Đù là dòng thác đổ từ đỉnh Tam Đảo hùng vĩ xuống.

Người đồng bằng lên núi nhìn khung cảnh âm u, hoang vắng của rừng Tam Đảo lúc ấy thấy rợn quá. Nhưng thôi, đã cố thì phải gắng. Sau 2 năm dựng lán, khai khẩn đồi rừng, đào bãi đắp ruộng, một xóm kinh tế mới đã thành hình. Năm ấy, đoàn cán bộ xã Hàm Tử khi lên thăm bà con của mình trên vùng kinh tế mới đã đem theo giống cây nhãn lồng nổi tiếng làm quà tặng. Cây nhãn Hưng Yên bén rễ, ăn đất sỏi cơm cằn cộc Tam Đảo rất nhanh. Bà con nhân giống, chẳng mấy chốc đã có hàng chục ha nhãn lồng Hưng Yên hiện diện giữa rừng núi thâm u. Ngặt nỗi, đường vào xóm Khe Đù vô cùng gian nan, hiểm trở, sản vật nhãn vì thế mà không thể nức tiếng. Cho đến đầu những năm 2000, nhãn lồng Hưng Yên ở Khe Đù bị thoái hoá giống, người dân sao nhãng dần việc chăm sóc, thâm canh. Nhãn cho chất lượng quả thấp, sản lượng thấp, chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ và không được coi là nông sản hàng hoá.

Ông Dương Văn Hiến (Phó phòng NN-PTNT huyện Phổ Yên) cho biết, năm 2006, sau khi khảo sát, phòng đã lập hồ sơ đề nghị Sở NN-PTNT hỗ trợ việc phục tráng, cải tạo và trồng mới giống nhãn lồng ở Khe Đù. Chương trình tạo điều kiện cho bà con tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lai tạo, chiết ghép. Cán bộ Viện NC Rau quả và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã về tận bản tập huấn kỹ thuật cho người dân. Năm 2006, người làm nhãn Khe Đù chính thức bắt tay vào việc cải tạo, trồng mới vườn nhãn.

Bà Đặng Thị Hiệp (PGĐ Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hoá nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên) cho biết, qua giám sát và kiểm định chất lượng sản phẩm, năm 2010 và năm 2011, Trung tâm đã cấp chứng nhận cho HTX Phúc Hưng sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nếu như năm 2010, tổng sản lượng nhãn của bản vào khoảng 35 tấn thì vụ nhãn năm nay, sản lượng đạt đến 130 tấn. Năng suất cũng như sản lượng vườn nhãn Khe Đù chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa.

Đối với việc cải tạo, bà con đã lấy các mắt ghép là giống đầu dòng để ghép vào thân các cây nhãn thoái hoá. Ông Nguyễn Viết Quỳnh (Chủ nhiệm HTX nhãn Phúc Hưng) cho biết, 2 vụ sau khi ghép, những cây nhãn được cải tạo với gốc cây lùn tè nhưng đã cho tán quả kín dày như mâm xôi, chẳng khác gì cây nhãn cảnh. Còn giống nhãn trồng mới thì cây chỉ vừa bằng ngón chân cái, cao chưa đầy 1 mét đã cho vài cân quả. Giống nhãn mới này có chất lượng quả đặc biệt: Quả nhãn to gần bằng quả vải, vỏ sáng dày là sản phẩm hàng hoá thì có thể vận chuyển đi xa; cùi dày, giòn, thơm ngọt. Gia đình ông Quỳnh hiện có 300 gốc nhãn, ông ước tính sản lượng đạt khoảng 6 tấn. Với giá thương lái hái quả tại vườn là 25.000đ/kg thì ông có thu nhập 150 triệu trong vụ này.

Ông Nguyễn Viết Sải (xã viên HTX Phúc Hưng) cho biết, giống nhãn mới có năng suất, chất lượng cao nhanh chóng được bà con nhân rộng. Là người thực hiện tốt kỹ thuật ghép cây, mỗi ngày, ông Sải có thể làm được trên 200 mắt ghép. Vậy là trong mấy năm vừa qua, cứ đến mùa ghép, từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, ông Sải có thêm một công việc mới cho thu nhập khá cao là đi ghép nhãn thuê cho các hộ dân trong bản. Năm 2009, cả bản đã có 50 ha nhãn cải tạo và thêm 50 ha nhãn trồng mới. Tiềm năng về một vùng cây ăn quả mới đã hiện diện, năm 2009, Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ HTX Phúc Hưng quy trình sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm