| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp

Thứ Sáu 31/05/2013 , 10:57 (GMT+7)

Để giúp bà con 6 quận, huyện của TP Cần Thơ tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lóc thâm canh trong vèo bằng thức ăn công nghiệp.

Để giúp bà con 6 quận, huyện của TP Cần Thơ tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lóc thâm canh trong vèo bằng thức ăn công nghiệp. Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ và Trung tâm Giống thủy sản Ô Môn đã phối hợp với Cty Ewos Việt Nam thực hiện thí điểm 7 điểm trình diễn nuôi cá lóc trong vèo bằng thức ăn công nghiệp.

Ông Phạm Đình Yên, PGĐ Trung tâm Giống kỹ thuật thủy sản Ô Môn, Giám đốc Dự án mô hình nuôi cá lóc thâm canh trong vèo bằng thức ăn công nghiệp Ewos nói: Con giống là khâu đột phá, nhưng khâu quan trọng trong quá trình nuôi cá lóc là thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành SX. Như vậy, nông dân muốn nuôi cá lóc đạt lợi nhuận cao thì phải quản lý tốt thức ăn.


Mô hình nuôi cá lóc trong trong vèo bằng thức ăn công nghiệp của Ewos tại Cần Thơ

Thời gian qua, người nuôi đa phần cho cá lóc con ăn phụ phẩm tự chế biến, sau đó mới thay thế dần nên hiệu quả chưa cao. Còn bây giờ nói đến chuyện nuôi cá lóc bằng thức ăn tự chế thì người dân sẽ không nuôi vì tốn công, chi phí cao, không đảm bảo vệ sinh, gây nhiễm môi trường…

Chính khâu đột phá của các Cty chế biến thức ăn là đã mạnh dạng đầu tư dây chuyền SX hiện đại, từ thức ăn viên chìm, nhà sản xuất đã cải tiến chế biến ra thức ăn viên nổi, viên lớn xuống viên nhỏ…ứng dụng rất tốt vào NTTS. Trong dự án này Trung tâm Giống Ô Môn và Chi cục Thủy sản đưa kỹ thuật mới giới thiệu đến người nuôi để đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Ông Yên khẳng định: Giống, thức ăn là quan trọng trong quá trình nuôi nhưng người nuôi hơn nhau là kinh nghiệm và sự đam mê cao thì thu về lợi nhuận lớn. Và tùy theo khả năng của người nuôi và điều kiện của từng địa phương sẽ có giải pháp nhân rộng mô hình này phát triển theo hướng bền vững.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ cho biết: Tổng diện tích nuôi cá lóc của TP Cần Thơ khoảng 150 ha. Trong thời gian qua bà con nuôi cá lóc bằng thức ăn tươi đã gây ô nhiễm môi trường và sự tận diệt nguồn cá con để làm thức ăn cho cá lóc. Để khắc phục 2 vấn đề trên, Chi cục và Trung tâm giống phối hợp với Ewos Việt Nam thực hiện dự án nuôi cá lóc trong vèo bằng thức ăn công nghiệp là giúp bà con tiếp cận TBKT mới. Chi cục mong muốn ở dự án này là làm giảm ô nhiễm môi trường và để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cá con.

Ông Hải khuyến cáo: Đối với con cá lóc, thị trường là quan trọng vì vậy bà con cần phải tìm hiểu kỹ để tránh gặp “cảnh trúng mùa mất giá”. Cái chính của dự án là đưa TBKT nuôi cá lóc cho ăn thức ăn viên để giảm giá thành SX thu lãi cao. Tuy nhiên, phát triển phải hết sức cẩn thận và phải tính đến tính bền vững trong quá trình nuôi.

Ông Yên cho biết thêm, dự án thực hiện thí điểm tại 6 quận, huyện và tại trung tâm, tổng cộng 7 vèo, 24 m2/vèo, mật độ thả nuôi 100 con/m2, phía ngoài vèo thả cá sặc rằn hoặc cá rô phi để cá ăn chất thải thừa của con cá lóc sẽ làm sạch môi trường nuôi. Cá giống được Trung tâm Kiểm định chất lượng và thuần dưỡng khi cá ăn được thức ăn viên 2 ly mới chuyển giao cho nông dân nuôi.

Tiền con giống, lưới mùng làm vèo… người nuôi đầu tư, thức ăn Ewos Việt Nam hỗ trợ 50%, số còn lại thu hoạch cá thu hồi vốn. Chi cục và trung tâm phụ trách kỹ thuật, tập huấn, tham quan để nhân rộng mô hình nuôi cá lóc trong vèo bằng thức ăn công nghiệp. Thời gian nuôi trung bình 4 tháng cá đạt trọng lượng 400 - 500 gram/con, cá sử dụng thức ăn Ewos tỷ lệ gù lưng rất ít. Với tỷ lệ sống 80% thì tổng giá thành SX nằm ở mức khoảng 28.000 đ/kg. Trung bình 1,1 - 1,2 kg thức ăn người nuôi sẽ thu được 1 kg cá lóc thương phẩm. Người nuôi thạo kỹ thuật, quản lý tốt khâu thức ăn thì sau 4 tháng nuôi trừ chi phí 1 vèo 24 m2 sẽ thu lãi khoảng 10 triệu đồng.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm