| Hotline: 0983.970.780

Nhập đến bao giờ?

Thứ Ba 30/10/2012 , 11:00 (GMT+7)

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, nhu cầu hạt giống lúa lai F1 đáp ứng nhu cầu SX trong nước từ 15.000 - 18.000 tấn/năm, song VN mới chỉ tự SX được 4.000 - 5.000 tấn.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, nhu cầu hạt giống lúa lai F1 đáp ứng nhu cầu SX trong nước từ 15.000 - 18.000 tấn/năm, song VN mới chỉ tự SX được 4.000 - 5.000 tấn, còn lại phải nhập nội. Tuy nhiên, diện tích SX hạt lai F1 đang có chiều hướng giảm...

DN ĐỀU ỦNG HỘ

VN bắt đầu nghiên cứu và phát triển lúa lai đầu những năm 1990 của thế kỷ trước. Diện tích SX lúa lai không ngừng được mở rộng, từ 100.000 ha lên 600.000 ha năm 2003 và đạt 710.000 ha năm 2009, vươn lên trở thành quốc gia có diện tích lúa lai đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhưng từ năm 2011, diện tích lúa lai giảm còn 595.000 ha và năm 2012 tiếp tục giảm. Một số DN trong và ngoài nước đã chuyển từ SX hạt lai F1 sang kinh doanh lúa thuần. Từ đó, nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi, phải chăng lúa lai đã hết thời? Bởi, trước đây VN thiếu lương thực, phát triển lúa lai là hướng đi hợp lý, nay lương thực không những đủ cung cấp trong nước mà còn dư thừa để XK nên vai trò của lúa lai không còn?

Trước những vấn đề cấp bách đặt ra, tại hội nghị tổng kết phát triển lúa lai giai đoạn 2001 - 2012, định hướng giai đoạn 2013 - 2020, Bộ NN-PTNT đã đưa ra 4 chiến lược quan trọng phát triển lúa lai đến năm 2020. Theo đó, sẽ nâng diện tích SX hạt giống lúa lai F1 từ 2.000 ha lên 5.000 ha vào năm 2015. Tiến hành cải tổ lại hệ thống nghiên cứu giống lúa lai.


Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng kiểm tra SX lúa lai của Trung tâm NC&PT lúa lai (Viện CLT-CTP)

Đặc biệt, đối với giống lúa lai nhập nội, sau 2 năm công nhận chính thức giống quốc gia, chỉ cho phép tiêu thụ sản phẩm F1 có nguồn gốc SX tại VN. Nhà nước sẽ cấp tiền cho bất kỳ đơn vị nào, kể cả DN tư nhân, đơn vị nghiên cứu mua được bản quyền dòng bố, mẹ từ nước ngoài để SX lúa lai F1 trong nước.

Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC)Trần Kim Liên chia sẻ, bà nhất trí cao với chủ trương của Bộ NN-PTNT về chính sách phát triển lúa lai. Theo bà Liên, các giống lúa lai nhập nội chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong khi đó, nước bạn có quy định giống mới phải sau 5 năm SX-KD mới được phép XK sang nước khác, nên giống sang nước ta phần lớn đã lạc hậu.

“Giờ chúng ta mới đang loay hoay SX lúa lai theo hướng chất lượng, năng suất cao thì Trung Quốc họ đã nghiên cứu, lai tạo thành công các giống siêu lúa lai ứng phó với BĐKH. Quan điểm của tôi, VN không thể cứ mãi đi nhập nội lúa lai F1 với giá cả bấp bênh như hiện nay. Thay vào đó, cần phải tự nghiên cứu, lai tạo ra những giống lúa lai năng suất, chất lượng cao mới phát triển bền vững”, bà Liên ủng hộ.

Là DN mạnh dạn SX hạt lai F1 trong nước, "ngọt bùi đã hưởng đắng cay đã từng", Giám đốc Cty TNHH Cường Tân (Nam Định), ông Đoàn Văn Sáu “vỗ tay ủng hộ” chủ trương phát triển lúa lai. Theo ông Sáu, từ trước đến nay “sân chơi” lúa lai đang thiếu đi sự công bằng khi các DN kinh doanh giống nhập khẩu chỉ “ngồi mát” nghe ngóng tình hình, thị hiếu nông dân để nhập hạt lai F1 về bán kiếm lời trong khi các DNSX hạt lai F1 trong nước thì “trầy da tróc vẩy” vì khó khăn, thất bại. Hơn nữa, việc cho phép nhập khẩu hạt lai F1 về lâu dài không khuyến khích được lúa lai F1 trong nước phát triển, từ đó kéo nền SX lúa lai của ta dần tụt hậu.

“Hiện có nhiều DN lo lắng cho "số phận" của lúa lai khi một loạt các giống lúa thuần năng suất chất lượng cao "trình làng". Nhưng tôi dám khẳng định, lúa lai vẫn có vai trò và chỗ đứng vững chắc không thể thay thế. Bởi nói đến năng suất là phải nói đến lúa lai, nhắc tới khả năng kháng chịu sâu bệnh, thời tiết phải là lúa lai. Chủ trương của Bộ NN-PTNT vừa qua là cơ hội tốt, tạo ra sân chơi công bằng hơn cho các DN thực sự muốn tham gia vào SX lúa lai ở VN", ông Ngọc nhấn mạnh.

Gắn bó với cây lúa lai từ lúc mới vào VN, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc trấn an, tuy so với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm 12 - 15%, song ở miền Bắc, diện tích lúa lai vẫn chiếm 32 - 33% vụ ĐX và gần 20% ở vụ HT. Đặc biệt, một số tỉnh diện tích lúa lai trong cơ cấu luôn trên 50% như Thanh Hóa xấp xỉ 60%, Nghệ An 72%, Lào Cai 80%, Tuyên Quang 60 - 70%...

VN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SX HẠT LAI F1

Theo Cục Trồng trọt, diện tích SX hạt lai F1 của VN khoảng gần 2.000 ha, tập trung chủ yếu tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khu vực phía Bắc. DN tham gia có thể đếm... trên đầu ngón tay. PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện CLT&CTP, đơn vị đầu ngành được giao nghiên cứu, phát triển lúa lai phân bua: Nếu bảo những năm qua ngành lúa lai VN chưa làm được gì là không đúng. Vì hiện nước ta chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ về diện tích lúa lai. Mặt khác, không phải Trung Quốc làm được giống lúa lai nào là ta phải làm được giống lúa đó.

Sở dĩ, việc SX lúa lai trùng xuống vào thời điểm hiện nay, theo ông là do từ năm 2008 - 2010, các DN kinh doanh giống cây trồng ồ ạt nhảy vào lĩnh vực SX hạt lai F1 khi chưa lường hết được khó khăn và kinh nghiệm còn thiếu nên bị thất bại hàng loạt, không những khiến DN mà cả nông dân nhụt chí.

+ “Chúng ta đã có đủ các dòng bố mẹ để nghiên cứu lai tạo các giống lúa lai, kể cả siêu lúa lai như TQ nên tôi nghĩ không cần phải nhập khẩu thêm dòng bố mẹ. Cái quan trọng nhất hiện nay là Nhà nước cần có chính sách lôi kéo, hỗ trợ DN vào SX hạt lai F1 thì tự khắc ngành lúa lai sẽ phát triển”, PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn.

+ “Dòng bố mẹ của chúng ta đủ để SX lúa lai 2 cũng như 3 dòng. Tuy nhiên, theo tôi càng có nhiều dòng bố mẹ các tổ hợp lai của chúng ta càng chất lượng và đa dạng. Nhà nước khuyến khích được càng nhiều đơn đưa được tổ hợp lai về SX trong nước càng tốt”, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Viện Nghiên cứu lúa (ĐH Nông nghiệp Hà Nội).

Ông Hoàn khẳng định, các giống lúa lai 2 dòng của VN như dòng TH của ĐH Nông nghiệp Hà Nội hay dòng HYT, VL của Viện CLT&CTP không thua kém giống lúa lai nhập nội nào, duy chỉ có lúa lai 3 dòng vẫn chưa phát triển được do việc SX hạt lai F1 tương đối khó khăn.

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo một Cty giống cây trồng đang SX hạt lai F1 với diện tích lớn nhất, nhì VN lại nghĩ khác. Nói gì thì nói phải thừa nhận và nhìn vào thực tế, các giống lúa lai của VN vẫn thua kém so với giống nhập nội. Đặc biệt, năng suất hạt lai F1 của VN vẫn thấp và bấp bênh nên DN gần như chưa có lãi vì "năm được năm thua".

Thực tế nhiều DN đã bước đầu thành công với các giống lúa lai nội địa như Cty TNHH Cường Tân với giống TH3-3, TH3-7, CT16, Nhị ưu 838; Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng với giống HYT 100, VL20… khi năng suất hạt lai những năm gần đây đều đạt 2 - 3 tấn/ha, như vậy là cả DN và người dân đều chấp nhận được. Song mới chỉ dừng ở mức độ hóa vốn nhờ lấy vụ nọ bù vụ kia.

Dù bước đầu đã đạt được thành công nhất định, song các DN SX-KD hạt lai F1 trong nước vẫn mong chờ các nhà khoa học của ta có sự đột phá nhằm tạo ra giống lúa năng suất, chất lượng vượt trội nơn nữa. Đặc biệt là trong SX hạt lai F1, nếu không vượt được các giống lúa lai nhập nội thì ít nhất cũng phải bằng. Hay nói thẳng ra là SX ra những giống lúa mà DN đang rất cần, chứ không phải làm ra những giống mà các nhà khoa học có.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm