| Hotline: 0983.970.780

Nhập đường!

Thứ Năm 28/01/2010 , 10:09 (GMT+7)

Trước tình hình giá đường trong nước tiếp tục lên “cơn sốt”, Bộ NN-PTNT đã có công văn đề nghị cho nhập ngay 50.000 tấn đường nhằm "hạ nhiệt" giá mặt hàng này.

Trước tình hình giá đường trong nước tiếp tục lên “cơn sốt” thời gian gần đây, hôm qua (27/1), Bộ NN-PTNT đã có công văn đề nghị Bộ Công thương xem xét để đi tới thống nhất trình Chính phủ cho nhập ngay 50 nghìn tấn đường nhằm “hạ nhiệt” giá mặt hàng này.

Bộ NN-PTNT cho biết thời gian qua, mặc dù Bộ đã cố gắng triển khai nhiều giải pháp trong nước, kể cả làm việc trực tiếp với các NM đường nhằm đưa ra các giải pháp bình ổn giá đường bán buôn ở mức dưới 15.000đ/kg đối với đường trắng và 16.500đ/kg đối với đường tinh luyện theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN-PTNT tại cuộc họp ngày 14/1/2010, song giá đường bán lẻ trong nước vẫn tiếp tục leo thang và hiện tại vẫn đang có xu hướng tăng cao hơn. Cụ thể từ ngày 18/1/2010 đến ngày 21/1/2010, giá đường tinh luyện XK Biên Hòa tại siêu thị Hapro Hà Nội đã lên tới 20.500đ/kg, tại siêu thị Fivi Mart Hà Nội tăng lên mức 21.800đ/kg.

Vì vậy, để kìm chế giá đường leo thang, bình ổn thị trường nội địa, nhất là đối với thị trường bán lẻ, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị gấp Bộ Công thương xem xét nhất trí ngay 2 giải pháp.

Thứ nhất: Cần cho một số DN nhập ngay 50 nghìn tấn đường phục vụ mục đích thương mại và chỉ định cho các đơn vị bán ra thị trường theo giá NK kèm theo các khoản chi phí khác (như thuế NK, phí vận chuyển và lợi nhuận DN). Đặc biệt, giấy phép NK phải có hiệu lực ngay sau khi công bố và có thời gian 3 tháng. Ở miền Bắc có 2 DN và miền Nam có 3 DN được Bộ NN- PTNT chỉ định NK đường.

Thái Lan triển khai thêm nhiều NM đường

Cũng trong ngày hôm qua, tập đoàn công nghiệp mía đường hàng đầu của Thái Lan Khon Kaen (KSL) đã quyết định đầu tư dự án trị giá 15 tỷ bạt trong vòng 5 năm tới nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến mía của nước này cũng như tăng cường sự ảnh hưởng thị trường mặt hàng này tại Lào và Campuchia. Hiện tập đoàn này đang triển khai xây dựng thêm 4 NM đường mới tại các tỉnh Khon Kaen, Chon Buri và Kanchanaburi.

Đầu tuần này KSL và đối tác Đài Loan đã khai trương dự án xây dựng NM đường trị giá 100 triệu USD tại tỉnh biên giới Koh Kong, Campuchia. Đây là dự án đầu tiên của KSL tại nước ngoài, đăng kí hoạt động trong vòng 90 năm với diện tích canh tác mía 20.000 ha. Dự kiến ngay trong niên vụ đầu tiên, NM chế biến 240.000 tấn mía cây. Còn tại Lào KSL cũng chuẩn bị triển khai dự án tương tự trong vòng 30 năm trên quy mô 10.000 ha.

Thứ hai: Cho phép các NMSX đường trong nước kinh doanh có hiệu quả, có vai trò lớn trong việc điều chỉnh giá đường nội địa  nhập dần 50 nghìn tấn đường thô, thời hạn NK đến hết tháng 6/2010. Do tới tháng 3/2010, nhiều NM đường mới kết thúc vụ ép nên không thể luyện đường được, vì vậy căn cứ vào thời vụ ép chính của các NM đường, Bộ NN-PTNT chỉ định cho 5 NM được NK đường thô từ nay đến hết tháng 6/2010.

Được biết ngày 9/12/2009, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã thống nhất cấp hạn ngạch cho phép các đơn vị sử dụng đường làm nguyên liệu NK 150 nghìn tấn đường trong đợt I năm 2010.

Trong khi đó giá đường thế giới vẫn đứng ở mức cao, tuy có hạ hơn cách đây 1 tuần. Theo hãng tin Bloomberg, giá đường thô thế giới trong phiên giao dịch cuối ngày hôm qua (27/1) tại New York là trên 738 USD/tấn. So với phiên giao dịch trước đó thì giá có giảm chút ít. Nguyên nhân do lượng đường sụt giảm mạnh ở 2 quốc gia trồng mía lớn nhất thế giới là Brazil và Ấn Độ bởi thời tiết bất thuận.  

Cũng trong ngày hôm qua, Ủy ban châu Âu đã phải có một “giải pháp tình thế” bằng đề nghị xuất thêm 500.000 tấn đường phi hạn ngạch cho 27 quốc gia trong nội khối. Theo Liên minh Nông dân trồng củ cải đường châu Âu, hồi cuối năm ngoái, một quyết định tương tự cũng đã được ban hành trong khối này với số lượng là 800.000 tấn nhằm hạ nhiệt giá đường. Cao ủy phụ trách các vấn đề nông nghiệp của Uỷ ban châu Âu Mariann Fishcher Boel giải thích cho hành động vừa qua là do chi phí sản xuất mía cũng như củ cải đường tại nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Âu đội lên rất cao nên việc xuất đường phi quota này là không vi phạm các cam kết của WTO. Hiện ngành công nghiệp mía đường Brazil chưa có phản ứng nào sau quyết định trên.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm