| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận y tá Việt Nam

Thứ Sáu 28/10/2011 , 10:20 (GMT+7)

Nhật Bản đã đồng ý tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn mà phía bạn yêu cầu

Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận y tá Việt Nam
Nhật Bản từng được ví như một “đại gia” khó tính trong việc tuyển dụng lao động có chất lượng cao khiến hàng triệu người lao động không dám mơ. Thế nhưng, thông tin ngày 27/10 từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB-XH) cho biết, Bộ vừa kết thúc đàm phán với Nhật Bản về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) tại Tokyo, Nhật Bản.

Theo đó, Nhật Bản đã đồng ý tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn mà phía bạn yêu cầu. Ngoài ra, thời gian làm việc cũng được kéo dài hơn, 3 năm đối với y tá và 4 năm với hộ lý (trước đây, các tu nghiệp sinh Việt Nam chỉ được phép làm việc tối đa là 3 năm là phải về nước). Bên cạnh đó, phía Nhật Bản đồng ý tiếp nhận ứng viên hộ lý là học sinh tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng (hệ 2 năm) với điều kiện được học bổ sung một số môn học về điều dưỡng, chăm sóc người già tương đương với chương trình của Nhật Bản.

Như vậy, đây sẽ là cơ hội lớn cho y tá, hộ lý Việt Nam bởi tại đất nước mặt trời mọc này, nhóm đối tượng cần người chăm sóc này khá đông. Cũng theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, ngoài việc đồng ý tiếp nhận nhóm lao động “đại trà” này, phía Nhật Bản cũng dự kiến triển khai chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam từ đầu năm 2012.

Ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay, hiện nay có khoảng 18.000 tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, riêng 6 tháng đầu năm 2011, có khoảng 3.000 TNS Việt Nam đang làm việc tại đất nước này. Thu nhập bình quân của mỗi TNS khoảng 80.000 – 100.000 yên/tháng, tương đương 900 - 1.000 USD/tháng (hơn 20 triệu đồng/tháng/người). Hàng năm số tu nghiệp sinh của ta ở Nhật gửi về nước khoảng hơn 300 triệu USD Mỹ. Công việc đang cần lao động Việt Nam nhiều nhất là cơ khí, may mặc, điện tử, nông nghiệp, chế biến thủy sản...

 Theo ông Thanh, các ông chủ Nhật Bản rất khó và kỹ tính, họ thường sang tận Việt Nam để tuyển trực tiếp nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động. Những lao động đã được tuyển chọn sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí đi lại, sinh hoạt như vé máy bay, chỗ ở...

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất