| Hotline: 0983.970.780

Nhiễm nấm Chytridiomycocis ở ếch

Thứ Năm 06/10/2011 , 10:48 (GMT+7)

Những con vật nào không có khả năng kháng lại loài nấm này sẽ bị nhiễm bệnh, chết trong vòng vài tuần trừ loài ếch da báo.

Đại học Cornell, Mỹ (CU) vừa công bố nghiên cứu mới trên tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, cho hay họ đã tìm ra nguyên nhân vì sao loài ếch, đặc biệt là ếch da báo, sống ở những vùng đất thấp lại không bị chết hay tuyệt chủng bởi căn bệnh nấm chytridiomycosis.

Cách đây 2 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ chế gây bệnh của loài nấm này, nó gây huỷ hoại da khiến cho các dưỡng chất thiết yếu không thể ngấm, vận chuyển qua màng được và cuối cùng gây ra nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim. Những con vật nào không có khả năng kháng lại loài nấm này sẽ bị nhiễm bệnh, chết trong vòng vài tuần.

Tuy nhiên ở một số cá thể lưỡng cư chúng lại không việc gì như kỳ nhông hoặc giun hay rắn, điều này đã làm cho các nhà khoa học ngạc nhiên và giờ đây lại phát hiện thấy thêm loài ếch da báo, tên khoa học Lithobate yavapariensis chuyên sống ở những chân ruộng ẩm thấp cũng có khả năng nói trên. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy các yếu tố gen được xem là lý do chính khiến loài ếch nói trên miễn dịch với nấm chytridiomycosis.

Để chứng minh, các chuyên gia ở CU đã thu gom những con ếch da báo (Leopard frog) từ 5 khu vực khác nhau nuôi nhốt trong phòng thí nghiệm và cho nhiễm nấm Chytrid (Batratochytrium dendrobatidis), gọi tắt là Bd. Sau 2 tuần, những con ếch ở 3 vị trí đã chết và những con ếch ở 2 vị trí khác lại qua khỏi. Qua dò tìm, phân tích ADN của những con ếch này cho thấy gen của chúng có liên quan đến hệ thống miễn dịch có tên là MHC (Major histocompatibity complex).

Đây là những gen có tác dụng kháng nấm hoặc vi khuẩn giống như "vệ sĩ", có cả trong người lẫn động vật lưỡng cư. Những con ếch sống sót có mang gen MHC nên không mắc bệnh, sống sót sau nhiều đợt tuyệt chủng bởi môi trường từng được khoa học ghi nhận xảy ra tại Arizone (Mỹ) những năm 70 của thế kỷ trước, đây cũng là yếu tố giúp loài động vật này tiến hoá, tăng tính đa dạng di truyền nhằm thích nghi với hoàn cảnh sống thực tế.

Với những phát hiện nói trên, hiện nay nhóm đề tài đang tiếp tục nghiên cứu về khả năng miễn dịch ở những loài khác, nhất là loài cóc để cho ra đời những con vật chịu được bệnh hay các loại thuốc đặc trị cho loài vật này, đặc biệt là cho nhóm động vật lưỡng cư nuôi nhốt.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất