| Hotline: 0983.970.780

Nhiệm vụ của Chi cục Thú ý

Thứ Hai 04/03/2013 , 10:13 (GMT+7)

Tôi mới nhận công tác ở Trạm Thú y nên rất muốn biết nhưng quy định của Nhà nước về nhiệm vụ quyền hạn của Chi cục Thú y cấp tỉnh, nhất là nhiệm vụ chỉ đạo, tham gia phòng chống dịch bệnh động vật.

Bạn đọc gửi từ hòm thư: songca@gmail.com xin hỏi:

Tôi mới nhận công tác ở Trạm Thú y nên rất muốn biết nhưng quy định của Nhà nước về nhiệm vụ quyền hạn của Chi cục Thú y cấp tỉnh, nhất là nhiệm vụ chỉ đạo, tham gia phòng chống dịch bệnh động vật.

Trả lời:

Theo quy định tại Pháp lệnh Thú y và Thông tư liên tịch số 37/2011 ngày 23/5/2011của Bộ Nội vụ - Bộ NN-PTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y trực thuộc Sở NN-PTNT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thú ý như sau:

Tham mưu, giúp Giám đốc Sở NN-PTNT trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về thú y đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Trình Giám đốc Sở NN-PTNT ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thì Chi Cục thú ý có nhiệm vụ: Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện;

Kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các bệnh động vật thuộc Danh mục các bệnh phải kiểm tra theo quy định của Bộ NN-PTNT tại các cơ sở chăn nuôi, SX con giống trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia);

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ NN-PTNT;

Thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh cho động vật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi sau khi hết dịch bệnh;

Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là thú y cấp xã) giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ;

Báo cáo Sở NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố dịch và công bố hết dịch bệnh động vật; Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm trong việc thẩm định điều kiện vệ sinh thú y và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh...

Trên đây là những quy định chung, bạn nghiên cứu tham khảo.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm