| Hotline: 0983.970.780

Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị xăm vỏ, đổ axit

Thứ Tư 06/03/2013 , 08:50 (GMT+7)

Cây xanh được coi như là những lá phổi của thành phố Hà Nội, song trong 3 năm qua đã có hơn 300 cây bị "bức tử" bằng cách chặt hạ, xăm vỏ, đổ axit.

Cây xanh được coi như là những lá phổi của thành phố Hà Nội, song trong 3 năm qua đã có hơn 300 cây bị "bức tử" bằng cách chặt hạ, xăm vỏ, đổ axit.

Chiều 5/3, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, nhiều người dân thiếu ý thức đã sử dụng đủ cách để giết hại cây xanh như chặt trộm cành cây tại 441 Kim Mã, khoan lỗ dưới gốc cây, đổ axit vào gốc xà cừ tại số 15 Lý Nam Đế, chủ hộ xăm vỏ cây sưa và rắc muối xung quanh thân cây tại khu 7,2 ha Vĩnh Phúc...

Ngoài ra, nhiều vụ triệt hạ cây sưa được phát hiện như vụ chặt cây sưa đỏ đường kính 16 cm tại vườn hoa ĐH Thủy lợi (quận Đống Đa) hay chặt cây sưa có tuổi đời trên 20 năm và đường kính 40 cm ở phố Lạc Trung (quận Hai Bà Trưng)...


Trám xi măng vào gốc cây cho cây "ngộp" thở

Trong 3 năm qua, hơn 300 trường hợp cây xanh trên địa bàn Hà Nội bị xâm hại. Công ty Công viên Cây xanh đã phải lập biên bản, phối hợp với Thanh tra xây dựng, UBND phường sở tại xử phạt các hộ dân xâm hại cây bị phát hiện. Một số nhà mặt phố muốn tăng diện tích kinh doanh nên đã chặt rễ, đổ dầu hoặc đổ nước muối, nước axít pha loãng để cây chết dần. Ngoài ra, nhiều cây gỗ quý như sưa đỏ bị kẻ trộm chặt hạ để bán kiếm lợi nhuận.

Năm 2013, cơ quan quản lý cây xanh Hà Nội tiếp tục đánh số cây xanh và gắn biển mã cây xanh để quản lý, xây dựng dữ liệu về cây bóng mát, tình trạng phát triển của cây để chăm sóc. Đồng thời, công ty cũng chỉnh trang, chặt hạ những cây bị sâu, mối mọt, chặt xén cành cây xà cừ để hạn chế bị đổ vào mùa mưa bão.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm