| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công trình thủy lợi 'lão hóa'

Thứ Hai 01/06/2015 , 09:55 (GMT+7)

Mùa mưa bão đến gần nhưng hàng trăm hồ thuỷ lợi vừa và nhỏ của tỉnh Đăk Lăk xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ về an toàn đập.

Ông Lê Gia Dậu, GĐ Cty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi (CTTL) Đăk Lăk cho biết: "Chúng tôi vừa tiếp nhận nhiều CTTL vừa và nhỏ do các huyện quản lý, khai thác đã xuống cấp, nhất là các thiết bị quản lý, trạm bơm bị hư hỏng. Thiết bị lắp đặt ở các trạm bơm không phù hợp, quá cũ, tiêu tốn điện năng rất cao, có công trình tiêu thụ vượt 300% định mức.

Vụ ĐX 2014-2015 toàn tỉnh có 52.788 ha cây trồng bị hạn, trong đó 3.328 ha mất trắng, ước thiệt hại 1.696 tỷ đồng. Trước mắt, Cty đã chi hơn 10 tỷ đồng mua dầu, máy bơm để tưới cho các vùng bị hạn và đã cứu được trên 200 ha lúa.

Cty đang quản lý 550 CTTL, đợt hạn vừa qua có 178 công trình bị cạn khô đáy. Trong khi đó, nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và kinh phí hỗ trợ tài chính cho Cty năm 2013-2014 phần còn thiếu hụt đến nay vẫn chưa có. Nhiều công trình bị hư hỏng nặng cần sửa chữa mà Cty chưa bố trí được nguồn kinh phí để làm".

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Đăk Lăk, hiện có trên 40 CTTL của Cty TNHH MTV Quản lý CTTL có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ cần sửa chữa ngay. Tiến độ xây dựng kênh, các công trình trên kênh không thực hiện được theo kế hoạch, thời gian xây dựng kéo dài ảnh hưởng tới công tác điều tiết tưới và làm chậm phát huy hiệu quả đầu tư... Nguyên nhân do nguồn vốn ít, chương trình kiên cố hóa kênh mương trong thời gian qua thực hiện rất chậm. Vì vây, nhiều công trình chưa có kênh cấp 2 nên lượng nước thất thoát lớn.

CTTL Buôn Triết, huyện Lăk tích nước không đủ (thiếu khoảng 5,0 triệu m3) nên diện tích tưới phải thu hẹp, CTTL Yaclơi, huyện Ea Súp cũng tích nước không đủ nên cuối vụ phải tổ chức bơm tát từ mực nước chết. Hơn nữa, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của hệ thống kênh Krông Búk Hạ, kênh Tây Ea Súp gặp nhiều khó khăn...

Theo ông Phạm Tiến San, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Đăk Lăk thì địa bàn tỉnh có nhiều hồ chứa được xây dựng trong nhiều thời kỳ, do nhiều đơn vị quản lý. Đến nay, sau thời gian đưa vào sử dụng khai thác, nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng và có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Trong khi đó nguồn ngân sách của tỉnh thiếu nên việc đầu tư kinh phí để sửa chữa các CTTL bị hư hỏng rất hạn chế và không kịp thời, do vậy số công trình bị hư hỏng cần sửa chữa ngày càng tăng.

Đăk Lăk hiện có 737 CTTL, 575 hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm và 1 hệ thống đê bao, năng lực tưới trên 200.000 ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, với diện tích đất và nhu cầu SXNN rất lớn, việc phát triển thủy lợi chưa theo kịp, vì nguồn vốn có hạn và phải đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, hệ thống kênh mương nội đồng chưa được kiên cố hóa còn nhiều.

Các CTTL được xây dựng từ năm 1986 - 1999 chưa phát huy hiệu quả. Có 184 hồ đầu tư thiếu đồng bộ không xây cống lấy nước, 205 hồ có tràn xả lũ là tràn đất tạm làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và gần 500 hồ chứa nhỏ lại nằm rải rác, phân tán, nhiều hồ nằm trong vùng sâu, vùng xa. Nhiều hồ thiếu tài liệu thiết kế (nhất là tài liệu thủy văn), chất lượng thi công không tốt, việc duy tu bảo dưỡng không được thường xuyên nên công trình bị xuống cấp nghiêm trọng ngày càng nhiều.

Đặc biệt nhiều hồ chứa do TCty Cà phê VN quản lý, được xây dựng sau năm 1975 không có cống lấy nước hoặc cống đã mất khả năng vận hành, tràn xả lũ không được gia cố.

Ông Trang Quang Thành, GĐ Sở NN-PTNT cho biết: Nhằm chủ động nguồn nước tưới phục vụ SX, dân sinh, hạn chế thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra và bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh kiến nghị Nhà nước tăng cường nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình đầu mối các hồ chứa nước xây dựng đã lâu, tăng thêm nguồn vốn cho việc đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương dẫn nước, đồng thời xây dựng mới các CTTL.

Giai đoạn 1 từ 2015 - 2020 với kinh phí 1.035 tỷ đồng để sửa chữa và nâng cấp 95 công trình gồm 41 hồ mất an toàn, 54 hồ có nguy cơ mất an toàn. Giai đoạn 2  từ 2021 - 2030 là 1.308 tỷ đồng để sửa chữa nâng cấp 212 công trình, trong đó 44 hồ có nguy cơ mất an toàn, 168 hồ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm