| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị Ủy ban điều phối chung Khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam:

Nhiều dự án được đầu tư ở Lào và Campuchia

Chủ Nhật 17/12/2017 , 19:05 (GMT+7)

Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 11 khu vực Tam giác phát triển CLV và các hoạt động liên quan diễn ra từ ngày 15 đến 19/12/2017.

nh-1163605714
Toàn cảnh hội nghị Tiểu ban Kinh tế lần thứ 10 sáng 17/12.

Sáng 17/12, Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 11 – Khu vực tam giác phát triển (TGPT) Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) tiếp tục ngày làm việc thứ 3 tại hội trường Tỉnh ủy Bình Phước, với các hội nghị Tiểu ban kinh tế lần thứ 10, Hội nghị Tiểu ban địa phương khu vực và Khai mạc diễn đàn thanh niên khu vực lần thứ 7.

Khu vực Tam giác phát triển CLV được Thủ tướng Chính phủ 3 nước thành lập năm 1999. Phạm vi của khu vực Tam giác phát triển gồm 13 tỉnh: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kratie thuộc miền Đông Campuchia; Attapu, Salavan, Sekong, Champasak ở miền Nam Lào và 5 tỉnh của Việt Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước.

Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 11 khu vực Tam giác phát triển CLV và các hoạt động liên quan diễn ra từ ngày 15 đến 19/12/2017. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam, Lào và Bộ Thương mại Campuchia. Bên cạnh đó còn có tham gia của các đại biểu, doanh nghiệp đến từ 13 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển.

Theo báo cáo tại hội nghị tiểu ban kinh tế lần thứ 10, khu vực TGPT CLV, các tỉnh của 2 nước bạn Lào và Campuchia trong khu vực TGPT chưa có dự án nào được triển khai tại 5 tỉnh của Việt Nam. Trong khi đó, nhiều dự án từ 5 tỉnh của Việt Nam đã được đầu tư ở nước bạn. 

Cụ thể, Bình Phước đang có 4 doanh nghiệp đầu tư 4 dự án trồng, khai thác, chế biến cao su, điều trên diện tích 19.615ha tại Campuchia, tổng số vốn trên 148,3 triệu USD. Việc hợp tác giữa tỉnh Đắk Nông của Việt Nam với Camphuchia và Lào còn nhiều hạn chế. Hiện mới có công ty điện lực Đắk Nông kinh doanh cung ứng điện cho tỉnh Mondulkiri, Campuchia với sản lượng 7,4 triệu kWh, đạt giá trị 737.148 USD.

nh-2163620516
Khai mạc Hội chợ, triển lãm thương mại và phát triển du lịch Khu vực TGPT CLV sáng 16/12 tại TX.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Tại Lào, các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk đang triển khai hợp tác đầu tư trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su, cà phê, điều vào 2 tỉnh Champasak và Salavan, với tổng vốn đầu tư trên 70,9 triệu USD, diện tích 9.574,4ha. Ngoài ra, có 3 doanh nghiệp của Đắk Lắk đang đầu tư 3 dự án trồng cao su, tổng diện tích 8.875ha tại 2 tỉnh Mondulkiri và Rattanakiri của Campuchia, tổng vốn đầu tư 145 triệu USD.

Gia Lai là tỉnh đầu tư ở 2 nước bạn nhiều nhất, với 23 dự án, tổng vốn lên đến gần 1,3 tỷ USD. Trong đó, 12 dự án đầu tư tại Campuchia, và 11 dự án ở Lào. Lĩnh vực đầu tư của Gia Lai cũng đa dạng hơn các tỉnh khác: trồng, chế biến cà phê, cao su, mía, cọ dầu, khai thác quặng và dự án căn hộ cao cấp. Tỉnh Kon Tum có 6 dự án tại Lào và Campuchia, với số vốn đăng ký đạt 86 triệu USD. Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), hơn 106 triệu USD đã được triển khai ký kết cho 5 tỉnh trên vay, nhằm thực hiện kết nối hạ tầng giao thông trong khu vực.

Ngoài các nội dung trên, việc hỗ trợ, hợp tác về kỹ thuật nông nghiệp; hợp tác phát triển trong lĩnh vực y tế - văn hóa – xã hội giữa các địa phương trong khu vực tam giác phát triển CVL cũng được quan tâm, đề cập tại hội nghị lần này.

Đặc biệt, hợp tác về thương mại biên giới, cửa khẩu cũng được nhấn mạnh tại các buổi đàm phán. Riêng Việt Nam, hàng loạt các khu kinh tế cửa khẩu đã được triển khai như: Hoa Lư (Bình Phước), Lệ Thanh (Gia Lai), Bờ Y (Kon Tum)… đã đáp ứng phần nào hoạt động giao thương giữa các tỉnh biên giới trong khu vực tam giác CLV.

nh-3163630168
Một gian hàng của nước bạn Campuchia tại hội chợ.

Thuận lợi trong hợp tác đầu tư giữa các địa phương trong khu vực tam giác CLV là nhờ sự đồng thuận và tạo điều kiện tối đa từ cấp bộ trưởng và Chính phủ của 3 quốc gia. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua. Đó là hạ tầng giao thông kết nối giữa địa phương 3 nước còn thấp kém. Việc hợp tác của 13 tỉnh thuộc khu vực tam giác CLV chỉ dừng ở mức tương trợ, giúp đỡ, chưa tương xứng tiềm năng. Thủ tục đầu tư khác nhau, thủ tục xuất nhập khẩu còn khác biệt, nhiều phức tạp…

Hội nghị lần này đã thống nhất kiến nghị Chính phủ 3 nước chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực tam giác phát triển CLV.

Bên lề Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 11 Khu vực TGPT CLV, ngày 15/12/2017, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý cho Kế hoạch thực hiện Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại Khu vực TGPT CLV (Hiệp định CLV DTA).

Hội nghị do ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định CLV DTA và bà Huỳnh Thị Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đồng chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế; đại diện Sở ngành của Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum. Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành và địa phương đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá và góp ý thiết thực cho việc hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định CLV DTA. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi được các Bộ, ngành, địa phương triển khai.

Hội nghị đã diễn ra thành công, đóng góp vào thành công chung của chuỗi các sự kiện của Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 11 Khu vực TGPT CLV.

Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 11 khu vực TGPT CLV tại Bình Phước có các hoạt động chính: Hội nghị 4 tiểu ban, trong đó có hội nghị tiểu ban kinh tế lần thứ 10, hội nghị tiểu ban an ninh - đối ngoại lần thứ 10, hội nghị tiểu ban môi trường - xã hội lần thứ 8, hội nghị tiểu ban địa phương lần thứ 9; họp nhóm hoàn thiện kế hoạch hành động kết nối 3 nền kinh tế đến năm 2030; hội chợ khu vực Tam giác phát triển CLV; diễn đàn thanh niên khu vực lần thứ 7; diễn đàn xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch khu vực lần thứ 11; hội nghị quan chức cấp cao và hội nghị Ủy ban Điều phối chung khu vực Tam giác phát triển CLV.

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm