| Hotline: 0983.970.780

Nhiều gia đình bị truy tố trong vụ DN “ma” chiếm thuế VAT

Thứ Hai 01/06/2015 , 09:57 (GMT+7)

Tính đến cuối tháng 5, vụ án lập DN “ma”, xuất khống, chiếm đoạt thuế VAT ở tỉnh An Giang, cơ quan chức năng đã bắt hơn 30 chủ DN, cán bộ hải quan, thuế. 

Có nhiều người chung một gia đình đã bị truy tố tại vụ án tương tự ở tỉnh Kiên Giang.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Kiên Giang, đầu dây mối nhợ bắt đầu từ ông Trần Bửu Thọ, 47 tuổi, chủ DNTN Khánh Ly ở xã Tân Khánh Hòa (Giang Thành, Kiên Giang).

Năm 2009, ông Thọ sang Campuchia nhờ một chủ tiệm tạp hóa quen biết ký hợp đồng mua hàng của DNTN Khánh Ly.

Sau đó, ông mua hóa đơn đầu vào với ông Lưu Văn Toàn Thắng (GĐ một DN ở tỉnh An Giang) và ông Lâm Tấn Phát (GĐ 3 DN ở TP.HCM). Từ tháng 2/2010 đến 6/2013, ông Thọ xuất khống 400 tỷ đồng, hoàn được món tiền thuế 40 tỷ.

Thấy ngon ăn, cuối năm 2011, ông Thọ lập thêm DN ở trong nước và sang Campuchia lập Cty TNHH Phát Đạt ở quận Doongkoo, Phnom Penh rồi cho 2 DN này ký hợp đồng khống với nhau, từ tháng 12/2011 đến 6/2013, doanh số 280 tỷ đồng, ông Thọ chiếm đoạt thuế VAT 28 tỷ.

Ông Thọ còn lập DNTN Tường Ngọc Vy cho con gái Trần Thị Mỹ Chi làm giám đốc, chiếm được 7 tỷ đồng hoàn thuế. Ông lại bày cho người quen là Huỳnh Văn Trong mở DN ở xã Mỹ Đức (Hà Tiên, Kiên Giang) để xuất khống gần 350 tỷ đồng, lấy được gần 35 tỷ.

Tổng cộng, theo cáo trạng, vụ này xuất khống 1.100 tỷ đồng, chiếm đoạt 110 tỷ đồng thuế VAT. Cùng bị truy tố với ông Thọ và con gái Chi, còn có con rể của ông là Võ Thanh Tuyến. Bên cạnh, ông Phát và vợ Phạm Thị Thanh Thủy ở TP.HCM, ông Thắng ở tỉnh An Giang, ông Võ Phê Rô ở tỉnh Đồng Tháp, ông Trong ở tỉnh Kiên Giang và một số người khác cũng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sang vụ án ở tỉnh An Giang, theo kết luận điều tra, ông Thọ hướng dẫn bà Trần Thị Minh Nguyệt, chủ DNTN Minh Nguyệt chuyên kinh doanh xăng dầu và vật tư nông nghiệp tại huyện Tịnh Biên gian lận hoàn thuế VAT. Bà Nguyệt cho con trai đứng tên Cty TNHH MTV Phạm Quốc Dũng, mua hóa đơn với ông Thắng, Phát trong vụ án trên và xuất khống sang các mối bên Campuchia cũng của ông Thọ.

Từ năm 2012 đến 2013, mẹ con bà Nguyệt xuất khống 140 tỷ đồng, được hoàn thuế VAT 14 tỷ. Số tiền này, kết luận điều tra xác định, chi mua hóa đơn với ông Thắng 2,2 tỷ, chi cho ông Phát 500 triệu, ông Thọ hơn 4,1 tỷ, còn hơn 7,6 tỷ mẹ con bà Nguyệt lấy. Nay mẹ con bà bị đề nghị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Thọ, Thắng, Phát cũng bị đề nghị truy tố thêm tội danh này.

Theo các cơ quan tố tụng, ông Thọ có xuất hàng sang Campuchia nhưng chỉ là thùng giấy các loại, bình nhựa rẻ tiền nhưng kê khống hàng đắt tiền để chiếm đoạt VAT số tiền lớn.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm