| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nước Eurozone đối mặt với nguy cơ vỡ nợ

Thứ Năm 30/12/2010 , 08:58 (GMT+7)

Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư.

Ngân hàng Ireland ở Dublin
Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn do sự tháo chạy ồ ạt của các nhà đầu tư.

Lợi suất các món nợ chính phủ của các nước lân cận khu vực Eurozone đang leo cao chót vót do các nhà đầu tư thực sự không hiểu rõ sự rủi ro.

Các quan chức châu Âu đang tìm cách tái trấn an các nhà đầu tư. Họ nói cơ cấu cứu trợ hiện thời - Ủy ban Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) - cho đến nay vẫn chưa cắt giảm lợi nhuận của những người nắm giữ trái phiếu và cơ cấu hoạt động này sẽ còn tiếp tục được áp dụng cho đến khoảng năm 2013.

Chỉ sau thời gian đó, các cơ cấu mới mở ra khả năng thua lỗ cho các nhà đầu tư cá nhân, và chỉ áp dụng đối với các khoản nợ được phát hành sau ngày đó. Tuy nhiên, thị trường không tin tưởng vào thông điệp này, và họ có lý do chính đáng của mình. Ngoài sự không tin tưởng, thông điệp này còn chẳng mang ý nghĩa kinh tế gì.

Rốt cuộc là, tuyên bố nguy cơ thua lỗ sẽ chỉ xảy ra với các khoản nợ bắt đầu từ năm 2014 mang hàm ý mọi khoản nợ trước đó đều an toàn, và việc vỡ nợ chỉ có thể xảy ra ở một tương lai xa xôi nào đó, chứ không phải như là ở Hy Lạp và Ireland hiện tại. Bằng cách trấn an này, các quan chức châu Âu đang nói với các nhà đầu tư rằng, "Các bạn tin vào ai, chúng tôi hay chính các bạn?"

Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư, Bồ Đào Nha cũng chẳng khác gì Hy Lạp, với triển vọng tăng trưởng yếu kém và khả năng chi trả cho thâm hụt trong lĩnh vực công kém hiệu quả.

Còn Tây Ban Nha rõ ràng cũng đang phải vật lộn với những vấn đề "kiểu Ireland" của riêng họ - như vấn đề về nhà đất và khả năng thua lỗ lớn của hệ thống ngân hàng - sau sự sụp đổ của bong bóng bất động sản.

Tuy các vấn đề của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể không nghiêm trọng bằng các vấn đề của Hy Lạp và Ireland, nhưng rõ ràng điều này vẫn không đủ để thuyết phục các nhà đầu tư mua lại các khoản nợ của các chính phủ này.

Nguy cơ chung của những nước này là sự nguy hiểm trong cỗ máy vận hành các hệ thống ngân hàng của họ. Các nhà đầu tư đang cố gắng thoát ra khỏi cái "mớ bòng bong nợ" này.

Những người nắm giữ các món nợ đến kỳ phải thanh toán của Hy Lạp hiện đang được trả tiền từ chương trình cứu trợ, còn những người nắm giữ trái phiếu ngân hàng Ireland đang được chính phủ nước này bảo lãnh với hứa hẹn rằng EFSF sẽ bảo đảm những khoản nợ đó.

Về phần mình, EFSF cũng sẽ cung cấp tín dụng để đảm bảo rằng các chủ nợ có thể nhận lại được các khoản tiền của họ.

Vấn đề nằm ở chỗ cơ cấu bảo đảm trên sẽ đưa tới những trấn an sai lầm. Các nhà đầu tư bây giờ đã hiểu ra rằng họ phải là người đầu tiên thoát ra để tránh lỗ.

Tuy nhiên, tình thế hiện nay giống như một rạp phim chật cứng người mà chỉ có một lối ra duy nhất. Ai cũng biết trong đám cháy, chỉ những người đầu tiên thoát ra mới được an toàn. Bởi thế, nếu lối thoát ra ngoài quá nhỏ, thì thậm chí chỉ cần một làn khói mỏng manh cũng đủ để châm ngòi cho một cơn hoảng loạn không thể kiểm soát được. Ngay cả trong trường hợp có một lối thoát tương đối, đám đông vẫn cần phải hết sức bình tĩnh.

Đối với các thị trường tài chính, "kích cỡ của lối thoát" phụ thuộc vào khả năng chi trả cho các nhà đầu tư ngắn hạn. Và thật không may quy mô của EFSF dường như không đủ để chi trả một lúc cho tất các nhà đầu tư này.

Khi EFSF được lập ra, mục tiêu duy nhất của cơ quan này là nhằm đảm bảo chu cấp tài chính cho các khoản thâm hụt công của bốn nước gặp nhiều khó khăn là Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Từ góc độ này, con số 750 tỷ euro ban đầu của EFSF có vẻ là thỏa đáng.

Tuy nhiên, các nhà sáng lập EFSF đã không tính đến các khoản nợ ngắn hạn khổng lồ của các nhà băng, mà trong cuộc khủng hoảng vừa qua, đã trở thành những món nợ chính phủ. EFSF có thể đủ khả năng để đảm bảo cho các khoản nợ công của bốn nước trên, song chắc chắn không thể đủ để trả cho cả các khoản nợ của các ngân hàng 4 nước đó. Ví dụ, chỉ tính riêng Tây Ban Nha, hệ thống ngân hàng nước này đã nợ lên đến vài trăm tỷ euro.

Trở lại với luận chứng về rạp chiếu phim ở trên, rõ ràng các nhà đầu tư biết rằng lối thoát hiện không đủ rộng để tất cả đều thoát ra ngoài cùng một lúc. Bởi thế, ai cũng muốn là những người đầu tiên thoát được ra.

Cho đến nay, các chính phủ vẫn đặt giới hạn chính thức là "không được để vỡ nợ". Nếu giới hạn này vẫn được duy trì, thì cửa ra phải ngay lập tức được nới rộng thêm.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cần phải cho các nhà đầu tư thấy rằng họ có đủ tiền để trả cùng lúc cho tất cả các nhà đầu tư ngắn hạn đang bị kẹt. Điều này có thể làm được.

Việc bộc lộ các tiềm lực có thể trấn an được các thị trường. Tuy nhiên, đây là một tình huống khá mạo hiểm. Nếu các nhà đầu tư dù có thoát ra được thì các khoản tiền phải trả cũng sẽ lớn đến mức những người đóng thuế ở các nước chủ nợ có thể sẽ nổi loạn.

Lựa chọn ở đây là phải thay đổi chiến lược và tập trung vào việc khích lệ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư kiên nhẫn cần phải được đền đáp, đặc biệt, phải làm cho họ tin rằng, họ sẽ được lợi hơn so với những người đã tháo chạy trước. Điều này phụ thuộc vào hai thay đổi chính sách cơ bản.

Thứ nhất, các chính phủ không được bị đẩy vào tình trạng vỡ nợ chỉ vì để cứu các ngân hàng. Điều này có nghĩa là Chính phủ Ireland (có thể sẽ là trường hợp tiếp theo) cần yêu cầu những người nắm giữ trái phiếu ngân hàng cùng chia sẻ thua lỗ, có thể bằng cách đề nghị họ hoán đổi cổ phiếu nợ. Nhờ thế, những lo ngại về khả năng vỡ nợ của Chính phủ Ireland sẽ nhanh chóng tiêu tan và việc chính phủ đảm bảo các khoản tiền gửi của ngân hàng sẽ không có vẻ là quá thiếu tin cậy. Tây Ban Nha cũng nên áp dụng cách tương tự.

Thứ hai, lợi tức và sự biến động của các trái phiếu dài hạn phải được giảm xuống gần bằng với các cổ phiếu ngắn hạn, cho phép các chính phủ tự tiến hành các hoạt động tài chính một cách chắc chắn và với một chi phí phải chăng.

Không một biện pháp nào trong những biện pháp trên có thể giải quyết triệt để những vấn đề cơ bản của châu Âu. Song tất cả những điều đó sẽ khiến các thị trường tài chính trở nên đỡ xáo trộn hơn và các chính phủ có thể quản lý dễ dàng hơn.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất