| Hotline: 0983.970.780

Nhiều quyết định lạ lùng của vị Hiệu trưởng trường Phạm Hồng Thái

Thứ Ba 28/03/2017 , 13:35 (GMT+7)

Chị Trần Thị Thúy Nga - giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Mê Linh (TP Hà Nội) đang giảng dạy bình thường tại trường thì nhận được Quyết định điều chuyển giáo viên của UBND huyện một cách khó hiểu khiến chị vô cùng bất ngờ.

Điều chuyển giáo viên chỉ trong vòng 3 ngày

Cụ thể, theo lời thuật lại của chị Nga, ngày 7/9/2016 Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh ban hành Công văn số 492/GDĐT-TCCB yêu cầu các trường trên địa bàn huyện báo cáo giáo viên bộ môn thừa theo định biên môn học. Sau khi nhận Công văn số 492, trường đã tổ chức họp, lập danh sách giáo viên thừa so với định biên để điều chuyển đi nơi khác.

Quyết định điều động giáo viên Trần Thị Thúy Nga của UBND huyện Mê Linh

Tại cuộc họp ngày 8/9/2016, hiệu trưởng nhà trường đã chốt danh sách 3 giáo viên được điều chuyển, trong đó có chị Nga. Ngay ngày hôm sau, ngày 9/9, chị Trần Thị Thúy Nga nhận được Quyết định của UBND huyện Mê Linh về việc điều động công tác đối với chị về Trường THCS Tiến Thịnh.

Vậy là từ công văn báo cáo giáo viên thừa đến khi có quyết định với chị Nga, Phòng GD-ĐT và UBND huyện Mê Linh chỉ tiến hành làm việc “chớp nhoáng” trong vòng 3 ngày.

Trao đổi với PV, ông Phùng Viết Hà - Hiệu trưởng Tường THCS Phạm Hồng Thái lý giải việc điều động cô Nga là hoàn cảnh hết sức khách quan chứ ông không có quyền gì điều giáo viên đi. “Tôi làm theo văn bản chỉ đạo của Phòng GD-ĐT”, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái nói.
 

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Trong khi đó, đối chiếu nội dung giữa Công văn 492 của Phòng GD-ĐT huyện và Quyết định số 4244/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND huyện Mê Linh lại không nhất quán.

Cụ thể, theo Công văn 492 của phòng thì hướng dẫn các trường căn cứ điều 36 Luật Viên chức 2010, Luật này có quy định “biệt phái đối với viên chức” để thi hành. Tuy nhiên, tại Quyết định số 4244/QĐ-UBND của UBND huyện Mê Linh thì lại ghi rõ là “điều động công tác”.

Lý giải về điều không nhất quán này, ông Bùi Văn Công - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mê Linh cho rằng đây là quyết định luân chuyển theo nghĩa vụ tạm thời, thời gian 2 - 3 năm, sau đó phòng thực hiện các quy trình chuyển giáo viên trở về trường theo nguyện vọng, chứ không phải luân chuyển đi mãi.

“Trong quy định thì Luật viên chức ghi là điều động hoặc biệt phái. Điều động với biệt phái đúng là nó khác nhau nhưng khi ban hành tất cả các quyết định hơn 20 người thì đều điều động, không thể tách ra người nào đó biệt phái được. Việc điều động là do UBND huyện”, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mê Linh giải thích.

Trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh (Hà Nội)

Như vậy, ngay trong cùng một cuộc trao đổi thông tin với PV, ông Bùi Văn Công đã cho thấy sự mâu thuẫn. Khi thì biệt phái 2 - 3 năm, lúc thì điều động công tác. Các thông tin, văn bản, chủ trương hoàn toàn không có sự nhất quán giữa UBND huyện và Phòng GD- ĐT huyện Mê Linh.
 

Bị kỷ luật vẫn được giới thiệu sang trường khác

Năm 2015, ba học sinh lớp 8B Trường THCS Phạm Hồng Thái xô xát, Ban giám hiệu nhà trường đã lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định đình chỉ học 1 năm đối với ba học sinh này.

Nhưng ngay sau đó, hai học sinh Nguyễn Văn Q và Phùng Quang T dù đang trong thời gian bị kỷ luật vẫn được chuyển trường và đã tốt nghiệp lớp 9 tại Trường THCS Chu Phan - Mê Linh (2016). Riêng học sinh Phùng Văn V vẫn đang theo học tại lớp 9B - THCS Phạm Hồng Thái và chưa ra trường.

Ông Phùng Quang Toán, Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Phan khẳng định với PV, nhà trường được giới thiệu 2 em học sinh từ Tường THCS Phạm Hồng Thái. “Trường tiến hành nhận các em như bình thường theo quy định và các em đã tốt nghiệp”, ông Toán nói.

Thông tư 08 của Bộ GD-ĐT “Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông” quy định rõ: “Sau khi thi hành kỷ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý là Phòng GD-ĐT (học sinh THCS) và Sở GD-ĐT (học sinh THPT) để biết và theo dõi. Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình”.

Như vậy, việc 2 học sinh Nguyễn Văn Q và Phùng Quang T đang trong thời gian thi hành kỷ luật đã được chuyển hồ sơ sang học tại trường khác và đã tốt nghiệp là một câu hỏi cần được làm rõ: Vì sao những người làm công tác quản lý giáo dục tại huyện Mê Linh và Trường THCS Phạm Hồng Thái lại bất chấp quy định pháp luật như vậy?

Trao đổi với PV, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Mê Linh khẳng định: UBND huyện ra quyết định điều động giáo viên Trần Thị Thúy Nga trên cơ sở đề xuất của Trường THCS Phạm Hồng Thái và Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh.

 

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.