| Hotline: 0983.970.780

Nhiều sai phạm trong quản lý, đầu tư xây dựng ở Dự án giảm nghèo tỉnh Gia Lai

Thứ Sáu 18/08/2017 , 06:30 (GMT+7)

Hơn một tỷ đồng là số tiền sai phạm trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ bản tại BQL Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên - tỉnh Gia Lai và BQL dự án các huyện nằm trong vùng dự án.

17-16-52_nh_duong_vo_lng_tung
Đường vào làng Tung, làng Gút (huyện Kbang), một trong những công trình phát hiện sai phạm

Dự án giảm nghèo Tây Nguyên - với mục tiêu nâng cao mức sống người dân, thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo. Ban quản lý Dự án giảm nghèo tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 1089/QĐ-UBND ngày 7/11/2013 của UBND tỉnh Gia Lai. Theo đó, các huyện thành lập Ban quản lý Dự án giảm nghèo và các xã thành lập Ban phát triển xã.

25 xã thuộc 5 huyện của tỉnh Gia Lai được triển khai Dự án giảm nghèo, gồm: Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang. Thời gian thực hiện Dự án từ 3/2014 đến 12/2019. Được biết, dự án giảm nghèo có tổng nguồn vốn khoảng 28,6 triệu USD (tương đương với 600,7 tỷ đồng. Trong đó vốn vay ngân hàng thế giới 27,15 triệu USD tương đương 570,2 tỷ đồng; vốn đối ứng Ngân hàng Nhà nước 1,45 triệu USD, tương đương 30,5 tỷ đồng).

Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ và đi thực tế một số tiểu dự án thuộc hợp phần phát triển sinh kế bền vững, các công trình xây dựng thuộc hợp phần phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã, thôn và các cơ sở hạ tầng kết nối, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc thực hiện của các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát, đơn vị thi công... Cụ thể, trong 2 năm (từ năm 2015- 2016) đã phát hiện 20 công trình sai phạm với tổng số tiền là 279.271.000 đồng (huyện Kông Chro có 7/11 công trình sai phạm với số tiền 147.071.000 đồng; huyện Ia Pa 3/14 công trình sai phạm với số tiền 43.326.000 đồng; Krông Pa 8/10 công trình sai phạm với tiền 39.333.000 đồng; huyện Kbang 2/13 công trình sai phạm với số tiền 49.541.000 đồng; Mang Yang chưa phát hiện sai phạm).

Tiếp đó, cơ quan Thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót trong hồ sơ dự toán, quyết toán. Cụ thể, có 6 công trình sai phạm với tổng số tiền 294.331.000 đồng (huyện Kông Chro 2/2 công trình sai phạm với số tiền 138.298.000 đồng; huyện Kbang 3/5 công trình sai phạm 144.922.000 đồng; Krông Pa 1/2 công trình sai phạm với số tiền 11.111.000 đồng).

Chưa dừng lại ở đây bởi sai phạm của Dự án giảm nghèo ở Gia Lai còn thể hiện ở chế độ phụ cấp khu vực: BQL Dự án giảm nghèo 4 huyện Mang Yang, Kông Chro, Krông Pa, Kbang đã chi phụ cấp quản lý dự án cho cán bộ của Ban phát triển các xã có tính phụ cấp khu vực không đúng theo thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính với số tiền 347.963.000 đồng (Mang Yang: 98.170.000 đồng; Kbang: 84.914.700 đồng; Kông Chro: 97.795.000 đồng; Krông Pa: 67.084.000 đồng).

Đối với chế độ phụ cấp công vụ, từ năm 2014 đến năm 2016, BQL Dự án giảm nghèo tỉnh Gia Lai đã trả lương và phụ cấp cho 4 cán bộ và công chức chuyên trách có tính phụ cấp công vụ không đúng quy định với số tiền là 77.643.000 đồng.

Đối với cán bộ, công chức kiêm nhiệm từ năm 2014 đến năm 2016, BQL dự án giảm nghèo chi phụ cấp quản lý cho 2 cán bộ công chức có tính phụ cấp công vụ không đúng quy định là: 32.236.000 đồng. Số tiền BQL dự án giảm nghèo huyện Krông Chro chi phụ cấp quản lý dự án cho 2 cán bộ công chức có phụ cấp công vụ không đúng quy định là 17.484.000 đồng.

Theo kết luận thanh tra thì những sai phạm trên được chia thành hai vấn đề: Về quá trình thực hiện quản lý, đầu tư xây dựng vẫn còn một số sai sót như trong khâu lập hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán với số tiền sai phạm là 573.602.000. Đối với hợp phần quản lý dự án, trong quá trình sử dụng kinh phí còn để xảy ra sai sót trong việc chi trả lương và phụ cấp quản lý Dự án có tính phụ cấp công vụ, phụ cấp khu vực cho cán bộ quản lý không đúng quy định, số tiền sai phạm là 475.326.000 đồng. Tổng số tiền sai phạm nêu trên là 1.048.928.000 đồng.

Từ đây, cơ quan Thanh tra đã có kiến nghị: Yêu cầu BQL Dự án giảm nghèo tỉnh Gia Lai kiểm điểm, xem xét trách nghiệm vì trong quá trình quản lý, điều hành đã để xảy ra những sai sót nêu trên. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị sai sót thu hồi số tiền 1.048.928.000 đồng để nộp vào ngân sách Nhà nước theo Quyết định của Chánh Thanh tra tỉnh.

NNVN tiếp tục theo dõi và thông tin vụ việc.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm