| Hotline: 0983.970.780

Nhiều sản phẩm kém chất lượng!

Thứ Hai 15/07/2013 , 09:07 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đã thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra, đánh giá và phân loại các cơ sở kinh doanh vật tư dùng trong thủy sản...

Thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN-PTNT quy định về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; trong 6 tháng đầu năm 2013, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đã thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra, đánh giá và phân loại các cơ sở kinh doanh vật tư dùng trong thủy sản nhằm đánh giá tình hình thực hiện các qui định của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm đề ra các biện pháp quản lý vật tư thủy sản trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Quảng Ngãi về kinh doanh thức ăn, chế phẩm vi sinh, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, số cơ sở được kiểm tra là 22, trong đó có 3 cơ sở chỉ kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản, 1 cơ sở chỉ kinh doanh chế phẩm sinh học, 18 cơ sở vừa kinh doanh kết hợp thức ăn, chế phẩm vi sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Qua thống kê có tất cả 109 sản phẩm của 42 doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu phân phối đang được bày bán trên địa bàn tỉnh. Kết quả rà soát giữa tên sản phẩm đang được bày bán với danh mục các sản phẩm được phép lưu hành của Bộ NN-PTNT phát hiện có 35/109 sản phẩm không có tên trong các Danh mục được phép lưu hành của Bộ NN-PTNT. Gồm: Golden Coat, IQ-Zyme của Cty TNHH CNSH Thiên Phong; Genodin-30, Amino của Cty TNHH Quốc tế Hải Mã; Anova của Cty Liên doanh TNHH Anova; Yucca, Tanic, DV-C100 và Yucca Zeo của Cty TNHH Nghiên cứu- SX Đất Việt; Actipalshrimp SL5 của Cty TNHH Interfarm; Uni-One (Mỹ); CTV9 của Cty TNHH Thủy sản Hoàng Gia; Recom, Ophor, Liver best, Citybiozy và NB-Biobest của Cty TNHH Noben; Bet-to-gane và Betato Capga của Cty TNHH Quốc tế Trường Sinh; Goal của Cty TNHH UV; super Bioca của Cty TNHH Biovet; Way ABC của Cty Aqua Pharma 5 way; Zeo 100 của Cty TNHH SXTM Phi Hùng; Zeolite của Cty TNHH TMSX Nova; Mizuphor của Cty TNHH Vĩnh Thịnh; Anti stress của Cty TNHH Thuốc thú y TS Minh Dũng; Virkon A0 của Cty TNHH Bayer Việt Nam; Hi-yucca của Cty TNHH MTV Menta; Samson do Cty TNHH TM-DV Kim Nguyên bảo phân phối (sản xuất tại Thái Lan); V900, BKC 80 và Cmaxone của Cty TNHH TM - DV- Lộc Việt; Dolomite, Canxi siêu mịn và Vôi thủy sản của Cty TNHH Hoàng Anh-Tú Thắng.

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn đã tiến hành lấy 11 mẫu thức ăn và 15 mẫu chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản gửi cơ quan kiểm nghiệm để kiểm tra sự phù hợp của chất lượng sản phẩm với chỉ tiêu chất lượng chủ yếu ghi trên bao bì sản phẩm. Về chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường có 8/15 sản phẩm qua thử nghiệm có mức chất lượng không đạt so với chỉ tiêu chất lượng ghi trên bao bì sản phẩm. Đó là, sản phẩm USA Biotic của Cty TNHH CNSH Thiên Phong; Micro Actor và Bioclean Aqua của Cty TNHH ding dưỡng thú y Nam Long; Altreat 5300 của Cty TNHH ALT; Way Wat của Cty 5 way; NB- Zymbiotin và Citybiozy của Cty TNHH Noben; Dolomite của Cty TNHH Hoàng Anh. Các chỉ tiêu xét nghiệm các sản phẩm kể trên có kết quả thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu chất lượng chủ yếu ghi trên bao bì.

Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đã đề nghị các cơ sở kinh doanh ngừng kinh doanh các sản phẩm chưa được phép lưu hành và sản phẩm qua thử nghiệm có mức chất lượng không đạt so với chỉ tiêu chất lượng ghi trên bao bì sản phẩm, đồng thời có trách nhiệm thông báo cho nhà sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu thu hồi các sản phẩm trên trước ngày 30/7/2013. Đề nghị Thanh tra Sở NN-PTNT nghiên cứu đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm chưa được phép lưu hành, các sản phẩm qua thử nghiệm có mức chất lượng không đạt so với chỉ tiêu chất lượng ghi trên bao bì. Đề nghị Bộ NN-PTNT, chỉ đạo Thanh tra Bộ tiến hành thanh kiểm tra và có giải pháp xử lý đối với các nhà sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu và phân phối đưa vào lưu thông các sản phẩm chưa được phép lưu hành, các sản phẩm qua thử nghiệm có mức chất lượng không đạt so với chỉ tiêu chất lượng ghi trên bao bì sản phẩm.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm