| Hotline: 0983.970.780

Nhìn nhận đầy đủ hơn về công tác giống cây trồng

Thứ Tư 26/06/2013 , 10:17 (GMT+7)

Một giống lúa thuần gây thiệt hại cho SX hàng trăm tỷ đồng, làm hàng trăm nghìn hộ nông dân lâm vào cảnh khó khăn.

Một giống lúa thuần gây thiệt hại cho SX hàng trăm tỷ đồng, làm hàng trăm nghìn hộ nông dân lâm vào cảnh khó khăn.

Đã có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và bà con nông dân nêu lên các nguyên nhân có thể chưa thuyết phục. Tôi xin có ý kiến về công tác giống cây trồng (GCT) hiện nay để có cái nhìn đầy đủ hơn.

Về thực trạng doanh nghiệp GCT: Các Cty GCT trước đây là DN nhà nước, về cơ bản đã cổ phần hóa. Sau đó gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, SXKD, nghiên cứu KHKT, đào tạo nguồn nhân lực… Các DN tư nhân ra đời như nấm sau mưa, hầu hết không đủ điều kiện để SX, nặng về buôn bán kiếm lời.

Để bán được nhiều giống, không ít DN dùng mọi chiêu trò, không khuyến cáo nhược điểm của giống, dùng mọi từ mỹ miều để quảng cáo quá mức. Thậm chí tìm mọi cách “quan hệ” để giống của mình được đưa vào cơ cấu, được trợ giá.

Thế là từ một hệ thống giống bài bản, bỗng chốc trở lên hỗn độn, tạo nên một thị trường giống cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hoạt động của các DN mang nặng mục đích vì lợi nhuận, số DN vẫn làm tốt công tác phục vụ SX, nghiên cứu còn lại không nhiều.

Về công tác công nhận GCT mới: Là một kết quả đáng ghi nhận, vì thế nông nghiệp luôn được bổ sung các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu làm lợi cho nông dân. Tuy nhiên cần phải thận trọng hơn khi đánh giá nhược điểm của giống, để nông dân biết mà khắc phục.

Khi công nhận một giống cần phải lưu ý đến nhiều đặc tính khác biệt của giống, một số giống cứ na ná như anh em sinh đôi làm sao nông dân phân biệt được, mà khi đã không phân biệt được thì thật giả lẫn lộn, rượu cũ bình mới.

Giống có nguồn gốc quá xa về địa lý, nhất là những giống chuyển vùng ngược, sau khi công nhận vẫn phải quan tâm đến tính thích nghi, tính ổn định của giống nếu không hậu hoạ xảy ra là rất lớn.

Về giống độc quyền: Tác giả bán bản quyền giống, DN mua để độc quyền kinh doanh. Xem ra lợi ích chỉ 2 thành phần này được hưởng, còn nông dân thì sao?

Giá cả cao gấp rưỡi, gấp đôi giá thị trường, chất lượng không phải cạnh tranh, nên tốt hay xấu nông dân vẫn phải mua. Tại sao không bán bản quyền cho nhiều DN, để các DN cạnh tranh nhau về chất lượng, về giá cả để nông dân được nhờ?

Cty CP GCT Quảng Ninh là DN duy nhất có giống lúa thuần cao sản ĐT34 bán bản quyền. Sau khi bán, Cty vẫn chịu trách nhiệm với giống của mình: SX giống siêu nguyên chủng cung cấp cho bên mua.

Cty cũng có giống độc quyền nếp ĐT 52. Song quan điểm của Cty là liên kết hợp tác cùng phát triển. Mỗi tỉnh hoặc vài tỉnh, Cty liên kết với 1 DN cùng SXKD. Các DN trả tiền bản quyền cho Cty CP GCT Quảng Ninh theo thoả thuận. Làm như vậy giống tốt mới nhanh vào SX trên diện rộng. Ngoài tiền ra, còn được cả cái tình.

Về công tác quản lý GCT: Tại sao nông dân không được mua lúa giống siêu nguyên chủng về cấy? Các chỉ tiêu về chất lượng giống có còn phù hợp? Công tác kiểm định, kiểm nghiệm, thanh kiểm tra về giống ra sao? Tất cả những vấn đề nêu trên còn quá nhiều bất cập phải bàn, phải thay đổi.

Nhân đây tôi xin được nêu ý kiến của cá nhân mình, một giống lúa thuần không thể vì chất lượng kém mà gây thiệt hại lớn như vậy. Đương nhiên nếu được cấy bằng giống nguyên chủng, thì tính chống chịu với các điều kiện bất thuận của giống sẽ tốt hơn cấy bằng giống xác nhận.

Các nội dung tôi vừa nêu trên có thể chưa đầy đủ, song đã đến lúc phải có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác GCT. Có như vậy GCT mới tiếp tục phát huy tác dụng, hạn chế gây nên thiệt hại cho SX như sự việc xảy ra vừa qua.

Cần hình thành quỹ bảo hiểm GCT. Một khi GCT gây thiệt hại cho SX hàng trăm tỷ đồng, chẳng có DN nào có đủ khả năng đền bù cho nông dân. Lấy tiền Nhà nước hỗ trợ thiệt hại, khi mà nguyên nhân chưa thuyết phục càng không đơn giản.

Để mặc nông dân vì tiếp thu KHKT không may bị thiệt hại, gặp khó khăn là điều không thể. Không còn cách nào khác phải hình thành quỹ bảo hiểm GCT để quỹ này giải quyết những bất cập nêu trên. Kinh phí để xây dựng quỹ bảo hiểm GCT trước hết phải được ngân sách Nhà nước đầu tư, các tổ chức, cá nhân SXKD GCT đóng góp.

Nước ta từ chỗ thiếu ăn, trở thành nước XK gạo đứng nhất, nhì thế giới, thu về cho quốc gia hàng chục tỷ USD. Không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác, song phải khẳng định GCT đã trở thành yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho SX.

(*): Tác giả hiện là Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.