| Hotline: 0983.970.780

Nhịp cầu nối dài tri thức

Thứ Tư 29/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

“Nhịp cầu nhà nông” được đánh giá là một sân chơi độc đáo, sáng tạo của ngành nông nghiệp Hà Nội dành riêng cho nông dân. 

Nhịp cầu tri thức giúp nông dân có thể trao đổi những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình SX cũng như cách tiếp cận thông minh về thị trường.

Tôi đã thấy những hội trường chật kín nông dân, những quỹ thời gian bị “đốt cháy” bởi hàng loạt câu hỏi không ngừng, không nghỉ. Tôi đã thấy nhiều bộ mặt khi mới đến chứa đựng đầy ưu tư nhưng khi nghe giải đáp lại roi rói, hồn nhiên. Tôi đã thấy, nhiều chuyên gia mướt mồ hôi khi trả lời những câu hỏi hóc búa của nông dân rồi thú thật: “Tôi còn phải học hỏi nhiều từ bà con bởi dân mình sáng tạo quá, giỏi quá!”.

Rất, rất nhiều nhịp cầu như vậy đã được bắc cho nông dân Thủ đô tiếp cận các chân trời tri thức, cho những người chỉ đạo, hoạch định chính sách nông nghiệp lắng nghe được tiếng nói, tâm tư từ cơ sở.

Bởi thế nhịp cầu nào cũng khiến tôi chộn rộn khi được tham gia. “Nhịp cầu nhà nông” tổ chức ngày 25/10 vừa qua trong khuôn khổ hội chợ "Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội" cũng thế.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm nông dân đến từ các huyện ngoại thành Hà Nội đã tề tựu đông đủ ở hội trường. Chưa đến giờ, họ túm năm tụm ba lại trò chuyện với nhau. Câu chuyện không ngoài hạt lúa, củ khoai, con gà, con lợn mà sao sôi nổi, kéo dài mãi không dứt.

Thế rồi, những gương mặt quen thuộc với bà con bước vào như chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, PGS.TS Lê Văn Năm, TS Bùi Quang Tề…

Từ trước đến nay nhiều nông dân chỉ quen với những kinh nghiệm do các thế hệ truyền lại chứ chưa có được những phông kiến thức chuyên sâu. Bởi thế, chuyện nhà nông ở hội thảo tuy quen mà có nhiều thứ lạ.

Mấy khi mà được gặp đủ chuyên gia ở các lĩnh vực thế này nên hàng loạt những câu hỏi được nông dân đặt ra từ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cách nhận biết đến phòng chống dịch bệnh, các định hướng phát triển SX nông nghiệp.

Ngay cả vấn đề chính sách hỗ trợ cho cơ giới hóa thời gian vừa qua chưa hợp lý cũng được bà con phản ánh.

"Nhiều nông dân ngày nay đã trở thành chuyên gia thực sự, bản thân chúng tôi là cán bộ nhiều khi còn phải học nông dân một số cái họ đúc rút từ thực tiễn. Sau này diễn đàn sẽ có cả những chuyên gia nông dân trao đổi cho nhau nghe. Giao tiếp giữa nông dân và nông dân có những cái rất riêng nên trao đổi với nhau rất thuận tiện", ông Nguyễn Hồng Anh.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Anh, tân GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội giải đáp ngay: "Đúng là hỗ trợ cho cơ giới hóa vừa qua bị bó về định mức nên bà con tiếp cận chưa được nhiều, chưa mua được những máy móc tốt nhất. Chúng tôi cũng đang rà soát lại để cải tiến hỗ trợ giúp cho bà con có thể tiếp cận được các thiết bị, máy móc của Nhật Bản trong thời gian sắp tới".

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Hồng Anh thổ lộ, bước đầu “Nhịp cầu Nhà nông” đã gắn kết người nông dân với các chủ đề liên quan đến SX nông nghiệp để có thể giải đáp trực tiếp vướng mắc các vướng mắc của họ.

Ông Hồng Anh nói: “Có những cái chúng tôi đáp ứng được, có những cái chưa thỏa mãn được hết các nguyện vọng của nông dân nên vẫn cần phải cải tiến sân chơi này. Thứ nhất, chúng tôi sẽ tăng cường gắn kết trực tiếp với cơ sở, đặc biệt những vùng quy hoạch SX hàng hóa để mời những chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực chủ chốt của vùng đó gặp gỡ nông dân ngay tại cơ sở.

Thứ hai, chúng tôi sẽ đi thu thập những mối quan tâm của người nông dân, tập hợp lại để làm căn cứ mời những chuyên gia phù hợp lĩnh vực chuyên sâu đó. Nông dân của chúng tôi đang cần những vấn đề gì, cái gì đang nóng bỏng, nổi cộm với họ sẽ được phân loại để giải đáp.

Thứ ba là với nông dân mắt thấy, tai nghe, tay sờ, miệng nếm sẽ tốt hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi kênh để kết nối với nông dân nhất là những người ham học hỏi tìm đến những vùng đang làm tốt vấn đề đó tham quan, trao đổi".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm