| Hotline: 0983.970.780

"Nhờ cụm tuyến dân cư vượt lũ, người dân đã an cư"

Thứ Sáu 04/06/2010 , 10:00 (GMT+7)

Đồng Tháp có số cụm tuyến dân cư vượt lũ nhiều nhất ĐBSCL. Mùa mưa lũ đang đến gần nên tiến độ thi công các công trình càng khẩn trương nhằm kịp bố trí dân cư vào ở.

Ông Lê Minh Châu, GĐ Sở Xây dựng Đồng Tháp

Đồng Tháp có số cụm tuyến dân cư vượt lũ nhiều nhất ĐBSCL. Mùa mưa lũ đang đến gần nên tiến độ thi công các công trình càng khẩn trương nhằm kịp bố trí dân cư vào ở. Ông Lê Minh Châu, GĐ Sở Xây dựng Đồng Tháp đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

Chương trình đầu tư cụm tuyến dân cư vượt lũ (CTDCVL) trên địa bàn tỉnh đến nay hoàn thành bao nhiêu phần trăm rồi, thưa ông?

Đồng Tháp triển khai xây dựng CTDCVL cả hai giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng được 204 cụm tuyến, kinh phí 830 tỷ đồng, đến nay đã bố trí 100% hộ dân vào ở. Hạ tầng điện, nước, giao thông và đường cấp thoát nước cũng đã hoàn thành. Ngoài ra, còn có trường học, trạm xá, chợ đáp ứng nhu cầu đời sống người dân. Bên cạnh đó, tỉnh còn lồng ghép vào các chương trình XĐGN, dạy nghề cho người dân.

Ở giai đoạn 2 sẽ xây dựng 43 cụm tuyến, bố trí 12.675 hộ dân. Theo kế hoạch, cuối năm 2011 sẽ hoàn chỉnh đưa 100% hộ dân vào ở. Chủ yếu là các hộ dân sống trong các vùng nguy cơ sạt lở cao. Đến nay, đã khởi công được 35 cụm tuyến, san lấp mặt bằng được 70%.

Giai đoạn 2 triển khai có gặp khó khăn gì không?

Có cả thuận lợi lẫn khó khăn. Thuận lợi ở giai đoạn 2 là từ tỉnh xuống huyện đều đã có kinh nghiệm từ giai đoạn 1. Chỉ đạo điều hành rất bài bản, chưa kể còn có sự đồng thuận cao của dân. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn liên quan đến nguồn vốn.

Thứ nhất, khi tỉnh tiến hành điều tra lập dự toán trình lên Chính phủ từ năm 2008 giá thành xây dựng thấp. Đến lúc các Bộ ngành đồng ý phê duyệt kinh phí giữa năm 2009 thì giá cả đã chênh lệch khá lớn. Thứ hai, khi bắt tay vào GPMB̀ dân không chịu. Vì thực tế giá đất đã tăng lên gấp 3 lần so với lúc lập dự án. Hiện nay, trong 43 CTDCVL có 6 cụm tuyến chưa đền bù giải tỏa được. Thứ ba, theo cơ chế lúc đầu Chính phủ cho phép giá bán thiếu (bán chịu) 1 nền nhà là 18 triệu đồng/100m2, hộ dân trả nợ trong 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay giá đền bù tăng, nên tỉnh kiến nghị nâng giá bán lên 35 triệu đồng/100m2 và thời gian trả nợ trong vòng 15 năm. Còn giá cho vay để làm nhà trước đây là 15 triệu đồng, nay kiến nghị tăng lên 25 triệu đồng và trả nợ trong vòng 15 năm.

 Nhiều tỉnh khác dân kêu ca về chất lượng các công trình và việc xét duyệt các hộ dân vào cụm tuyến chưa rõ ràng. Ý kiến của ông thế nào?

Chất lượng công trình phải được kiểm tra chặt chẽ ngay từ đầu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng. Những cụm tuyến dân cư triển khai ở huyện phải được BQL dự án theo dõi, nghiệm thu chặt chẽ. Đặc biệt, phải đấu thầu công khai, minh bạch. Còn vấn đề xét duyệt hộ dân vào ở là từ cơ sở đi lên cần công bố danh sách cho người dân biết.

 Nói tới chương trình xây dựng CTDCVL, ông tâm đắc nhất điều gì?

Chương trình đã giải quyết được nhu cầu bức xúc của các tỉnh vùng lũ và rất hợp lòng dân. Ở giai đoạn 1 đã đưa được người dân vùng lũ vào ở ổn định và đến nay họ đã an cư lạc nghiệp. Tỉnh đang tạo điều kiện xây dựng các chợ để người dân buôn bán và mở các lớp dạy nghề nông thôn. Mục tiêu của chương trình đã hoàn thành. Thời gian tới sẽ đưa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào CTDCVL.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất