| Hotline: 0983.970.780

Nhóm ngành nông nghiệp: Nhiều cơ hội mới

Thứ Tư 06/04/2011 , 11:02 (GMT+7)

Nhu cầu nhân lực ở các nhóm ngành nông nghiệp đang rất lớn, sinh viên ra trường có thể tìm được việc làm với những chế độ đãi ngộ cao.

Nhu cầu nhân lực ở các nhóm ngành nông nghiệp đang rất lớn, sinh viên ra trường có thể tìm được việc làm với những chế độ đãi ngộ cao.

Thích học ngành “hot”

Hệ thống các trường ĐH, CĐ nông nghiệp được đầu tư phát triển và trải rộng ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên có một thực tế là qua các kỳ tuyển sinh, thí sinh không mấy hào hứng với các nhóm chuyên ngành nông nghiệp. Theo thống kê tỷ lệ chọi hàng năm của các nhóm ngành nông – lâm - ngư ở hầu hết các trường nông nghiệp như: Đại học Thái Nguyên, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Nông nghiệp Hà Nội… đều ở mức thấp so với mặt bằng chung. Một số trường như ĐH Nông lâm Huế, ĐH Tây Nguyên… phải hạ điểm sàn đầu vào dưới mức điểm sàn ĐH nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu cần thiết.

Tại trường ĐH Nông lâm TP.HCM vốn là trung tâm đào tạo cán bộ, kỹ sư nông nghiệp hàng đầu ở phía Nam, nhưng mức điểm trúng tuyển hàng năm cũng chỉ ngang điểm sàn từ 13 – 15 điểm. Trong hai năm gần đây, nhà trường phải thường xuyên tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2 – 3, nhưng cũng chỉ đạt được hơn 80% chỉ tiêu đặt ra.

Tại các buổi tư vấn tuyển sinh ĐH – CĐ 2011 vừa qua được tổ chức tại nhiều tỉnh thành, hầu hết thí sinh đặt câu hỏi quan tâm chủ yếu đến các ngành như: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, quản trị mạng…, ít có sự quan tâm đến các ngành nông – lâm – ngư. “Tâm lý chung của các thí sinh là thích thi vào các ngành đang “hot”, mà không chú ý đến đầu ra của các nhóm ngành này. Hiện nhu cầu về các nhóm ngành này không cao. Thí sinh cần phải có định hướng rõ ràng trước khi quyết định chọn ngành, chọn trường”, TS Quang Minh Nhật - đại diện Trường ĐH Cần Thơ cho biết. 

Nông – lâm – ngư rộng đường ra

Theo bảng thiết kế chương trình đào tạo vừa được công bố, nhóm ngành thú y chuyên đào tạo bác sĩ thú y sẽ có cơ hội về làm việc tại các cơ quan thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã, thảo cầm viên, cơ sở chăn nuôi, kinh doanh sản xuất thuốc thú y… Nhiều cơ sở đang có nhu cầu tuyển dụng một số lượng lớn kỹ sư với mức lương khá cao (dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng).

Nhóm ngành chế biến, nuôi trồng thủy hải sản hiện nay được xem là hạng “top” trong các ngành nông nghiệp. Năm 2010 lao động trong ngành thủy sản ở ĐBSCL ước khoảng 2,7 triệu người, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông, không có tay nghề. Theo khảo sát về nhu cầu nhân lực ngành thủy sản do Trường ĐH Cần Thơ tiến hành, trung bình mỗi năm khu vực này cần thêm 250 – 300 kỹ sư. Thống kê của trường này cho thấy, số lượng sinh viên theo học nhóm ngành này khi ra trường có việc làm chiếm trên 90,7%.

“Hiện nay khu vực ĐBSCL đang cần rất nhiều kỹ sư chuyên ngành chế biến thủy hải sản. Một số doanh nghiệp đã chủ động đến liên hệ nhà trường để đào tạo nhân lực, khi ra trường sẽ có việc làm ngay”, TS Quang Minh Nhật - ĐH Cần Thơ nói.

 Riêng nhóm ngành quản lý tài nguyên rừng, các kỹ sư tốt nghiệp ra trường, nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết về học lực và khả năng thực hành rất dễ được tuyển vào các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường. Các doanh nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên, khu quy hoạch du lịch rừng sinh thái… cũng đang mở rộng cửa với các chế độ đãi ngộ cao.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.