| Hotline: 0983.970.780

Viết tiếp bài "Lừa bán dự án, thu tiền tỉ bất chính":

Nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Thứ Sáu 31/10/2014 , 08:05 (GMT+7)

Dấu hiệu lừa đảo rõ ràng nhưng 4 năm qua vẫn không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm. Vậy ai đã kéo bức màn che đậy một vụ án hình sự?/ Lừa bán Dự án, thu tiền tỉ bất chính

Sau khi được ông Nguyễn Chính Nghĩa – Trưởng phòng Đầu tư dự án Cty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Hòa Bình cho biết, Cty chưa hề kí hợp đồng liên doanh, liên kết với bất kì đơn vị nào trong dự án GreenHouse, khẳng định mọi liên doanh là mạo nhận, PV Báo NNVN đã tiếp tục điều tra vụ việc.

Chúng tôi tìm đến trụ sở Văn phòng đại diện của Cty CP Xây dựng 71 (CPXD) ở Hà Nội, tại nhà số 47, lô 6, đường Trung Yên 14, Khu đô thị Trung Yên, quận Cầu Giấy để tìm hiểu xem phía Cty CPXD 71 căn cứ vào đâu để tự nhận là nhà đầu tư thứ cấp của dự án GreenHouse.

16-05-18_img_20141027_155918
Ông Nguyễn Ngọc Văn – Phụ trách Văn phòng đại điện của Cty CPXD 71 tại HN trả lời phóng viên

Tại đây, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ngọc Văn, là người đại diện của Cty phụ trách Văn phòng Hà Nội và là một trong những cổ đông lớn của Cty CPXD 71. Trả lời những câu hỏi của phóng viên về dự án GreenHouse, ông Văn thừa nhận Cty CPXD 71 đã bán nhiều lô đất trong dự án dưới hình thức hợp đồng giữ đất.

Tuy nhiên, do Cty là nhà đầu tư thứ cấp liên doanh với Cty Việt Phương (GĐ là ông Nguyễn Thanh Tường, trụ sở tại số 5 Láng Hạ) nên số tiền thu được đã phải chuyển lại cho Cty Việt Phương, khoảng 42 tỉ đồng.

“Ngoài ra còn có cả 3 tỉ tiền bên ngoài để chạy dự án”, ông Văn nói. Hiện nay, do phía Cty Việt Phương không chịu hoàn trả số tiền trên nên Cty CPXD 71 đang phải tự xoay xở để trả dần cho những người tham gia dự án. Tự cho rằng Cty CPXD 71 chỉ là “nạn nhân” trong một vụ lừa đảo, ông Văn vò đầu, bứt tai kêu khổ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, anh em trong Cty cũng vì việc này mà mang nợ dẫn đến gia đình tan vỡ…

Hết kể khổ, ông Văn lại quay sang nói xấu các nhà đầu tư, rằng trước đây Cty không có chủ trương bán dự án nhưng do mọi người có quen biết nên cứ nài nỉ, nói khó lắm thì Cty mới chấp nhận kí hợp đồng “giữ đất”, đến khi dự án không thuận lợi lại mang xã hội đen đến đòi nợ, đập phá văn phòng.

Nghe khẩu khí của ông Văn, đại diện Cty CPXD 71, phóng viên không khỏi giật mình. Sự thật rõ ràng, Cty CPXD 71 đã ngang nhiên bán một dự án của doanh nghiệp khác, mà lại là dự án nằm trong nhóm Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo đình chỉ. Dấu hiệu lừa đảo rõ ràng nhưng 4 năm qua vẫn không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm.
Vậy ai đã kéo bức màn che đậy một vụ án hình sự?

Câu chuyện của ông Văn kéo dài lê thê nhưng cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh những nội dung tầm phào, ông không đưa ra được văn bản giấy tờ gì để chứng minh liên doanh giữa Cty CPXD 71 với Việt Phương và Cty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Hòa Bình (Sông Đà Toàn Cầu), cũng không có chứng từ chuyển 45 tỉ cho Cty Việt Phương.

- Công ty Việt Phương có tên đầy đủ là gì, trụ sở ở đâu và do ai làm Giám đốc? PV hỏi.

- Tên đầy đủ thì tôi không nhớ nhưng trụ sở của Cty Việt Phương ở số 5 Láng Hạ và GĐ là ông Nguyễn Thanh Tường.

- Cty Việt Phương với Cty CPXD 71 đã kí kết hợp đồng liên doanh như thế nào? Khi kí kết, Cty CPXD 71 có tìm hiểu mối quan hệ giữa Cty Việt Phương với chủ đầu tư dự án GreenHouse hay không?

- Liên doanh dưới dạng cùng góp vốn đầu tư. Về việc kiểm tra mối quan hệ giữa Việt Phương với chủ đầu tư thì nói thật là vào thời điểm ấy dự án có đủ điều kiện pháp lý, anh em lại chơi với nhau lâu rồi nên chả lẽ họ đưa giấy tờ ra mình lại phải đi kiểm tra từng con dấu.

- Vậy hiện nay Cty Việt Phương có còn hoạt động hay không?

- Vẫn còn hoạt động và bọn tôi vẫn phải tiếp tục đòi tiền. Ông Tường đã từng phải vào tù rồi nhưng bọn tôi lại phải kéo ra vì nếu để ông ấy ở trong tù thì công ty bọn tôi phải mất tới 45 tỉ. Khổ thế đấy.

- Cho đến nay, Cty CPXD 71 đã đứng ra bán bao nhiêu lô đất tại dự án GreenHoue? Ông có thể cung cấp danh sách những người tham gia dự án?

- Nội dung này tôi không nắm rõ lắm. Phải lãnh đạo công ty mới biết được mà lãnh đạo Cty hiện đang ở TP.HCM.

Không chỉ thoái thác trách nhiệm, đổ lỗi toàn bộ hành vi lừa đảo cho Cty Việt Phương, câu chuyện của ông Văn còn “ngầm” ẩn ý về tầm quan hệ với các cơ quan hành pháp khi mà vừa có thể đưa giám đốc Cty Việt Phương vào tù rồi lại “kéo ra” để tiếp tục ép đối tượng này trả nợ.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm