| Hotline: 0983.970.780

Những bài thuốc chữa đau răng từ lá lốt

Thứ Sáu 12/01/2018 , 14:19 (GMT+7)

Sở dĩ có thể chữa nhức răng bằng lá lốt được là bởi loại lá này chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng khá hiệu quả.

Lá lốt còn gọi là lá tất bát. Tên khoa học là Piper lolot C. DC... thuộc họ Hồ tiêu Piperaccac. Là cây thảo sống lâu, cao khoảng 30-40cm, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có năm gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có bẹ ở gốc ôm lấy thân. Cụm hoa là một bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt mọc hoang và cũng thường được trồng lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng mấu thân, cắt thành khúc 20-25cm, giăm vào nơi ẩm ướt.

Bà bầu bị nhức răng dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chữa bằng lá lốt cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất trong giai đoạn này

Lá và thân chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat.

Đông y cho rằng lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật; tác dụng của lá lốt là ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), có tác dụng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại. Được dùng nhiều cho các trường hợp đau bụng lạnh gây nôn thổ, đầy hơi, sình bụng, tiêu chảy, hội chứng lỵ, thận và bàng quang, trên cơ địa hư hàn, đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng hay chữa đau nhức xương khớp, trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân,…Và một công dụng của lá lốt không quên nhắc đến nữa đó là chữa bệnh viêm phụ khoa thông thường với các triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu,…

Sở dĩ có thể chữa nhức răng bằng lá lốt được là bởi loại lá này chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng khá hiệu quả. Lá lốt có thể chữa đau nhức răng khá hiệu quả trong những trường hợp như nhức răng do sâu răng, nhức răng do viêm nhiễm vùng nướu, lợi, nhức răng do mọc răng khôn.

Đặc biệt, bà bầu bị nhức răng dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chữa nhức răng bằng lá lốt cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất trong giai đoạn này. Trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp khác có thể chữa nhức răng bằng lá lốt hiệu quả.

Dưới đây là cách chữa răng bằng lá lốt

* Cách thứ nhất: Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho thêm muối.

Để nguội, gạn lấy nước trong và thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 4-5 phút. Hoặc lấy lá lốt rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng khoảng 5g muối ăn, sau lọc lấy nước cốt để ngậm trong vòng 5 phút rồi súc miệng nhổ đi, sau cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ đỡ đau nhức khá nhanh.

* Cách thứ 2: Lấy một nắm rễ lá lốt giã nát và thêm một nhúm muối. Chắt lấy nước cốt và lấy tăm bông chấm vào chỗ răng đau, thực hiện ngày vài lần. Hoặc ngậm 2 – 3 phút và súc miệng bằng nước muối. Làm ngày 2 – 3 lần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

* Cách thứ 3: Lấy khoảng 1 nắm lá lốt sắc cùng nước và ít muối ăn. Xong cũng gạn lấy nước dùng súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giảm đau nhức khá nhanh.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.