| Hotline: 0983.970.780

Những bí quyết giúp bạn giảm mỏi mệt

Chủ Nhật 24/07/2016 , 07:35 (GMT+7)

Nên thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhất là vào lúc sáng sớm từ 6 – 9h sáng. Khi đó, ánh sáng sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone giúp điều hòa nhịp sinh học, mang lại cảm giác khỏe khoắn, vui tười hơn...

* Bí quyết giảm mỏi mệt?

- Luôn đứng thẳng người: Điều đó sẽ giúp cơ thể bạn luôn ở vị trí trung tâm, cảm thấy ít mệt mỏi hơn so với việc thường xuyên đi lom khom. Vì khi đi lom khom cơ thể bạn sẽ không còn nằm ở vị trí trung tâm, điều đó làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho việc duy trì cân bằng. Nếu ngồi trước máy tính thì tầm mắt ở giữa màn hình.

- Phụ nữ không nên đi giày cao gót và hãy để những túi xách tay nặng ở nhà.

- Một chút tĩnh lặng: Tìm một chỗ thật yên tĩnh để ngồi yên lặng và nhắm mắt lại để tập trung tư tưởng vào một điều gì đó, đây là một cách thư giãn, chống mệt mỏi rất hữu hiệu. Tìm một chỗ thật yên tĩnh để ngồi yên lặng và nhắm mắt lại để tập trung tư tưởng vào một điều gì đó. Đầu óc sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

- Tiếp xúc với nắng: Mùa đông, do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên nhiều người rất dễ bị chứng rối loạn cảm giác theo mùa. Đây là một loại trầm cảm rất dễ làm cơ thể mệt mỏi. Vì thế nên thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhất là vào lúc sáng sớm từ 6 – 9h sáng. Khi đó, ánh sáng sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone giúp điều hòa nhịp sinh học, mang lại cảm giác khỏe khoắn, vui tười hơn.

- Hít thở thật sâu và co duỗi chầm chậm: Cách làm này sẽ giúp giảm căng thẳng, làm cho tim đập chậm lại, khiến máu dễ dàng lưu thông hơn, huyết áp hạ, cơ bắp bớt mỏi. Mỗi ngày bạn nên tập hít thở sâu từ 15 – 20 phút và thường xuyên uốn cong lưng để kích thích sự tuần hoàn máu.

- Tuân thủ nhịp sinh học cơ thể: Đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau. Có người thấy khỏe khoắn vào buổi sáng, có người lại vào buổi chiều hoặc ngược lại. Do vậy cần chọn thời điểm đúng để làm một việc gì đó, khi cơ thể bạn tràn trề năng lượng nhất. Điều này sẽ làm cho hiệu quả công việc bạn tăng lên nhiều lần. Ăn nhiều bữa trong ngày.

Sau ăn thường có cảm giác uể oải vì lúc này máu từ não sẽ dồn hết vào bộ tiêu hóa. Vì thế, nên chia ra thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày, lúc bấy giờ lượng đường trong máu sẽ ổn định hơn, năng lượng sẽ được duy trì đều đặn và nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất béo.


* 4 chấn thương thường gặp nhất của người chạy bộ?

1. Viêm gân lòng bàn chân: Đây là hiện tượng sưng tấy các mô dày tại lòng bàn chân. Triệu chứng quen thuộc của loại chấn thương này đó là bạn cảm thấy rất đau, khiến phải đi khập khiễng một, hai ngày rồi sau đó lành dần, nhưng khi tiếp tục chạy thì lại bị đau trở lại và gần như không bao giờ dứt hẳn.

Tác nhân gây ra loại chấn thương này chủ yếu đến từ sự tập luyện quá tải hoặc mang giày không đúng cách, hoặc đế giày quá mòn. Nhưng nguyên nhân cốt lõi đó là do cơ bắp của bàn chân bị yếu và không đủ sức san sẻ lực cho phần gót. Cách khắc phục đó là tìm loại giày thích hợp, khi đi không nên nghiêng quá nhiều về phần gót.

2. Viêm gân gót chân Achilles: Là một trong những chấn thương quen thuộc nhất của giới thể thao. Triệu chứng đó là bị sưng và đau ở vùng gần gót chân. Nguyên nhân của chấn thương này chủ yếu bắt nguồn từ việc hoạt động quá tải hoặc có thể đơn giản là mang giày quá chật. Khi bị đau ở gót chân, cách chữa thương đó là sử dụng nẹp, nước đá để làm giảm vết thương và cần phải nghỉ dưỡng một thời gian, vì đây là chấn thương có thể dẫn đến viêm chân. Rất khó phòng tránh viêm chân Achilles vì nó đến chủ yếu do quá tải.

3. Hội chứng dải chậu chằng (IT Band Syndrome): Nhiều người chạy bộ có cảm giác như bị ai đó đâm vào một bên của đùi và đau đớn khó tả, đó chính là triệu chứng của việc chấn thương dây chằng, một loại chấn thương phổ biến và được gọi chung là hội chứng dải chậu chằng.

Nguyên nhân của loại chấn thương này chủ yếu bắt nguồn từ việc bạn chạy xuống dốc quá nhiều hoặc phân phối không đều trọng lượng cơ thể trong lúc chạy, quá nghiêng về một bên chân khiến nó chịu sức ép nhiều hơn. Cách sơ cứu khi bị chấn thương dây chằng ở đầu gối đó là xoa bóp phần cơ bốn đầu và gân khoeo gần đầu gối. Để tránh loại chấn thương này, nên hạn chế việc chạy xuống dốc hoặc quá nghiêng về một bên cơ thể. Khi chạy cũng nên tăng cường việc dao động phần hông.

4. Chấn thương xương ống chân: Khác với những loại chấn thương nói trên, chủ yếu mang tính kéo dài, chấn thương xương ống chân nguy hiểm hơn bởi nó có thể gây gãy xương ở cẳng chân. Chưa kể, chấn thương này có thể còn khiến các co bắp ở vùng cẳng chân bị viêm. Nguyên nhân của chấn thương này chủ yếu là do va chạm mạnh. Ngoài ra có thể đến từ việc tập luyện với cường độ quá mức một cách đột ngột.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm