| Hotline: 0983.970.780

Những câu chuyện huyền bí về kho báu của vua Chăm ở Hố Giang

Thứ Năm 23/02/2017 , 14:30 (GMT+7)

Hòn đá Chữ ở khu vực suối nước Hố Giang được dân gian đồn đoán là hòn đá điềm chỉ kho báu của vương quốc Chiêm Thành.

Suối nước Hố Giang nằm trên địa bàn thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) được bắt nguồn từ một đỉnh núi cao thuộc vùng núi phía Tây huyện Hoài Nhơn, nước chảy quanh năm. 
 

Hòn đá điềm chỉ

Trước đây, Hố Giang nằm lọt thỏm giữa bạt ngàn rừng cây. Bây giờ, từ đập Hố Giang phía chân núi, chỉ cần dong xe máy khoảng 1km đường dốc đá, quanh co là đã có thể thưởng ngoạn được phong cảnh hữu tình ở khu vực này.

15-18-41_1
Suối Hồ Giang, đoạn có hòn đá Chữ
 

Hai bên suối, trải dài hàng chục km là những cánh rừng nguyên sinh, tán lá dày đến ánh nắng mặt trời không thể len xuống mặt đất. Khung cảnh suối Hố Giang đến đoạn chân núi Cấm vô cùng nên thơ, bởi dòng suối chảy giữa những tảng đá khổng lồ nằm nối tiếp nhau, chồng lên nhau, có những tảng đứng dựng như một tấm bia khổng lồ.

Hòn đá Chữ nằm giữa lòng suối. Theo người dân địa phương, du khách đến đây vào mùa khô may ra mới được nhìn thấy hòn đá Chữ. Bởi, hòn đá này chỉ lộ thiên vào mùa nước cạn, còn vào mùa mưa thì chịu, dòng nước lấp hẳn hòn đá. Hòn đá Chữ rộng khoảng hơn 2m, dài hơn 3m, khắc đầy chữ viết Chămpa cổ. Có lẽ do đó nên từ xa xưa, dân gian gọi nó là hòn đá Chữ. Trên mặt phẳng của hòn đá có khắc tổng cộng 15 hàng chữ, nét khắc rất thẳng dòng, đều tăm tắp.

Tuy nhiên, do qua hàng trăm năm bị nước bào mòn, nên những nét chữ không còn sắc nét. Trong 15 hàng chữ, có 6 hàng đầu đã bị mờ nét và mất từng đoạn, chín dòng sau cũng bị mờ và mất nét khá nhiều. Vì thế, nội dung ẩn chứa trên hòn đá Chữ đến nay vẫn là bí ẩn chưa được giải mã.

Quanh hòn đá chữ còn có những dấu vết trông như bàn chân con người đi bên cạnh nhiều lỗ hình tròn trên bề mặt phiến đá. Người dân trong vùng giải thích đó là dấu chân và dấu gậy của người khổng lồ ngày xưa gánh đất, vật liệu đi xây kho tàng để cất giấu kho báu. Trên hòn đá Chữ khoảng 50m còn có một tảng đá có vân rất lạ, mang dạng hình hộp chữ nhật, chẳng hiểu sao được người dân địa phương gọi là hòn đá quan tài.

Dưới hòn đá Chữ là một hố sâu, ăm ắp nước, được người dân địa phương cho đó là một giếng sâu, thông ra tận biển. “Vào những mùa hạn hán kéo dài, mỗi khi trời chuyển mưa, dưới lòng giếng vọng lên những tiếng động âm âm, những người dân quanh vùng thường nhìn thấy cầu vồng bảy sắc hiện ra từ miệng giếng”, ông Nguyễn Nam Hùng, một người dân địa phương, cho hay.

15-18-41_2
Hòn đá Chữ nằm giữa lòng suối

 

Những năm 1971 - 1972, máy bay Mỹ ném bom quanh vùng núi Hố Giang, làm bật ra những bức tường thành được xây bằng gạch Chăm nằm sâu bên trong, người dân địa phương đến lấy gạch này mang về xây dựng. Chính những đoạn tường thành này bí ẩn này, cộng với những dòng chữ bí hiểm trên hòn đá Chữ và giếng nước thông ra biển trong lòng Hố Giang, nên nhiều người tin hòn đá Chữ mang những ký hiệu điềm chỉ dẫn đến kho báu của vương triều Chămpa cất giấu.

Riêng ông Võ Văn Phụng, Trưởng thôn Thành Sơn Tây, khi nghe nhắc đến kho báu của người Chăm mà người dân đồn đại, ông chỉ cười và khẳng định, đó là những chuyện do người dân dựa vào những dấu hiệu trên các tảng đá và hòn đá Chữ trên suối Hố Giang mà tưởng tượng ra.

“Từ xa xưa, Hố Giang nằm trong lòng núi có tên là Mạch Vàng, lại có hòn đá Chữ bí ẩn khắc đầy chữ Chăm cổ nên nhiều người suy đoán trong núi có kho vàng của người Chăm. Thực ra, tên Hố Giang là do người dân trong vùng thuận miệng đọc từ “Hố Vang” thành “Hố Giang”. Chứ cái hố này có tên thật là Hố Vang, vì quanh năm mọi người nghe vang vang tiếng nước suối chảy. Cũng có người vì quá tin là núi có vàng nên cứ nghĩ tên gọi của nó là dị bản từ cách phát âm của từ Hố Vàng mà ra”, ông Phụng nói.
 

Săn lùng kho báu

Trong vô số những câu chuyện huyền bí về kho báu ở Hố Giang, câu chuyện trên cửa miệng của người dân địa phương hay kể là về một cậu bé nhà nghèo, tin lời đồn đoán kho báu của người Chăm nên mải miết đi tìm. Một hôm, cậu bé phát hiện ra hang đá lớn ở Hố Giang, và nhìn thấy trong hang đầy những ánh hào quang tỏa ra từ những pho tượng bằng vàng. Đắm chìm trong ánh vàng mê hoặc, cậu bé đi vào sâu bên trong hang, bất ngờ cửa hang khép lại, cậu bé và kho báu vĩnh viễn chìm trong bí ẩn.

15-18-41_3
Hố nước dưới hòn đá chữ được cho là thông ra biển

 

Cũng theo ông Võ Văn Phụng, cánh đây hơn 10 năm, sau khi những nhà khảo cổ đến khai quật Hố Giang rồi rút đi, từ khi ấy khu vực Hố Giang bỗng dưng trở nên nhốn nháo bởi có nhiều người dân kéo đến đây đào bới để tìm kho báu của vua Chăm. Thậm chí có người còn mời cả thầy pháp và những người Chăm về xem địa cuộc. Nhóm người này thuê người dân trong vùng làm công, tiến hành đào bới, mang theo lương thực, tư trang, ăn ngủ luôn trong hố. Lực lượng công an, bộ đội phải được cử đến bám trụ tại Hố Giang mới bảo vệ được di tích này.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hầu hết người dân thôn Thành Sơn Tây tin rằng trên vùng này, trước đây là nơi người Chăm từng sinh sống và chôn giấu kho lại tại đây. Niềm tin đó cùng với những lời đồn đại khiến không ít người nảy lòng tham, rủ nhau lên suối Hố Giang tìm vàng.

“Người dân cho rằng, nếu ở Hố Giang có kho báu của vua Chăm thì nó sẽ nằm gần hòn đá Chữ, hoặc có thể là ở đâu đó bên bờ suối. Thậm chí nhiều người còn cho rằng kho vàng nằm ngay giữa lòng suối, dưới những tảng đá. Kho báu ở chỗ nào, đường đi ra sao thì được khắc trên hòn đá Chữ”, một lão niên ở thônThành Sơn Tây, bộc bạch.

Câu chuyện về kho báu của vua Chăm được chôn giấu tại Hố Giang tồn lại và được lưu truyền suốt hàng chục năm qua, thực hư thế nào không ai có thể kiểm chứng, nhưng vẫn cứ gieo rắc niềm tin hoang đường vào lòng người dân. Câu chuyện được lan tỏa khắp nơi, có lúc tại Hố Giang tập trung hàng trăm người dân địa phương và ở những vùng khác kéo nhau lên đây đào bới tìm vàng với tham vọng đổi đời. Mọi cuộc tìm kiếm đều không có kết quả, tuy vậy, mãi đến nay, câu chuyện kho báu của vua Chăm vẫn âm ỉ nóng trong lòng nhiều người dân quanh vùng.

15-18-41_4
Do tác động của thời gian, bị nước xói mòn, những dòng chữ Chăm cổ trên hòn đá Chữ ngày càng bị mờ

 

Thời điểm khu vực Hố Giang trở nên nhốn nháo tấp nập nhất có lẽ là vào thập niên 80 (TK20), thời điểm dậy lên cơn sốt vàng Hời (Chăm). Quãng thời gian này, trào lưu sưu tập và buôn bán cổ vật Chăm diễn ra rầm rộ, khiến việc săn lùng cổ vật Chăm Pa bùng lên. Trong khi đó, Hố Giang trong truyền thuyết là nơi cất giấu kho báu vua Chăm, vì vậy đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Ông Nguyễn Văn Đẹp, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Từ năm 1994 trở về trước, khu vực Hố Giang luôn nóng bỏng nạn đào bới tìm kho báu người Chăm. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của các ngành chức năng và chính quyền địa phương nên sau này êm dần”.

Có giả định cho rằng, vùng Hố Giang ngày xưa là kinh đô sơ tán của vua Chiêm Thành trong cuộc chiến chống quân Nguyên vào cuối thế kỷ 13. Trong cuộc chiến xâm lăng của quân Nguyên vào năm 1282, quốc vương Chiêm Thành là Indravarman V cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn, cùng quân sĩ về đây đóng quân. Quân Nguyên không kham nổi giữa chiến địa rừng núi chướng khí, các kho lương bị thiêu huỷ, nên lâm vào cảnh khốn đốn. Đầu năm 1284, nhà Nguyên lại phái quân tăng viện, nhưng khi tới cảng Thị Nại thì lại bị quân Chiêm Thành chống cự quyết liệt, gây tổn thất nặng phải kéo quân về. Năm 1285, vương quốc Chiêm Thành trở lại yên bình, vua Indravaraman V cùng triều thần rời kinh đô sơ tán tại vùng núi hiểm trở Hố Giang, quay về kinh thành Đồ Bàn. 

“Hòn đá Chữ chính là bia Thành Sơn, được người Pháp thống kê từ năm 1932 cùng với 18 văn bia Chămpa khác ở tỉnh Bình Định, văn bia Thành Sơn được ghi từ thế kỷ 12. Có ý kiến cho rằng văn bia này là cột mốc biên giới của người Chămpa. Trong bia có nhắc đến một vương quốc của người Chămpa ở miền núi và ca ngợi vị vua trị vì vương quốc này”, Nhà nghiên cứu khảo cổ Đinh Bá Hòa.

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.