| Hotline: 0983.970.780

Những 'chúa đất' nắm giữ vài chục ngàn m2 đất công giữa Thủ đô

Thứ Ba 28/06/2016 , 09:22 (GMT+7)

Bãi sông Hồng, địa bàn quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, đang trở thành “miếng ngon” của các doanh nghiệp sân sau. Là đất công giữa trung tâm TP mà cán bộ các phường cấu kết với DN xà xẻo chia nhau ít thì vài ngàn mét, nhiều lên đến vài chục ngàn mét vuông.


Dinh thự kiên cố nằm trong tuyến thoát lũ Sông Hồng của Cty Thành Long

 

Chưa hết, nơi đây còn được coi như thiên đường của hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép, xây dựng trái phép và đương nhiên sẽ có những cán bộ được hưởng lợi từ việc cố tình làm ngơ, dung túng cho các hoạt động này.

Trong nhiều năm qua, việc UBND các phường thuộc quận Hoàng Mai tùy tiện kí hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền với các doanh nghiệp đã hình thành những ông chủ lớn nắm “quyền sử dụng đất” lên tới vài chục ngàn m2 ngay giữa Thủ đô Hà Nội.

Điều đáng nói là những ông chủ này sau khi kí hợp đồng thuê đất công, đất bãi với các UBND phường đã tự ý cải tạo, xây dựng nhiều công trình kiên cố làm biến đổi hiện trạng đất và không trực tiếp sử dụng mà cho các doanh nghiệp khác thuê lại với giá cao hơn rất nhiều lần.

Hoạt động cho thuê đất công này của các doanh nghiệp khiến người dân địa phương có cảm giác họ giống như những “chúa đất” thời xưa được hưởng đặc quyền, đặc lợi về đất đai, điền sản.

Phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, là một trong những địa phương điển hình trong việc xây dựng nên các “chúa đất” như vậy.

Nằm ở phía đông bắc của quận Hoàng Mai, một phần giáp với sông Hồng nên diện tích đất nông nghiệp, đất bãi ven sông chưa sử dụng ở phường Thanh Trì còn khá rộng. Trong tổng diện tích 333,8 ha đất tự nhiên thì phường Thanh Trì còn tới 157 ha quỹ đất chưa sử dụng đến (số liệu thống kê tính đến năm 2013). Quỹ đất rộng chính là lợi thế, là "mỏ" tài nguyên để các cán bộ lãnh đạo phường tận dụng khai thác triệt để.

18-44-18_img_7513
18-44-18_img_7515
Đất bãi sông Hồng khu vực địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang trở thành "thiên đường" hoạt động SXKD trái phép

 

Trong vòng 8 năm, từ 2005 – 2013, UBND phường Thanh Trì đã kí hợp đồng cho thuê đất với 21 doanh nghiệp, tổng diện tích lên tới 254 ngàn m2.

Theo đó, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ “khoanh” lấy vài ngàn m2 nhưng cá biệt có doanh nghiệp được UBND phường ưu ái liên tục kí hợp đồng giao đất và nắm giữ quyền sử dụng diện tích rộng tới xấp xỉ 70 ngàn m2 đất ngay giữa lòng thủ đô. Nghiễm nhiên những doanh nghiệp này trở thành chủ cho thuê mặt bằng bất động sản. Như trường hợp Cty CP TM và XD Hồng Anh, địa chỉ tại tổ 21, phường Thanh Trì, do ông Nguyễn Văn Hồng làm GĐ.

Vào tháng 9/2005, ông Hồng kí hợp đồng giao khoán xấp xỉ 17.000 m2 đất bãi sông Hồng với phường. Mục đích sử dụng đất ghi trong hợp đồng là để đầu tư trồng cây sinh thái nhưng sau khi kí hợp đồng thuê đất Cty Hồng Anh chỉ sử dụng 4.503 m2. Phần diện tích còn lại Cty này kí hợp đồng cho 2 Cty khác thuê lại đất và kí hợp đồng hợp tác kinh doanh với 8 Cty nữa.

Chỉ dựa vào hợp đồng thuê đất với phường, các Cty thuê đất cũng như hợp tác kinh doanh với Hồng Anh không cần quan tâm đến mục đích thuê đất ghi trong hợp đồng mà mặc nhiên coi phần diện tích được thuê như đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, từ đầu tư san lấp, làm sân bê tông, làm bãi tập ô tô, xây dựng các công trình nhà văn phòng...

Đến nay tổng cộng có tới 33 công trình xây dựng trái phép trên đất bãi sông Hồng này và diện tích xây dựng trên 6.600 m2.

Hưởng lợi lớn từ hợp đồng thuê đất đầu tiên, ông Hồng và các lãnh đạo phường Thanh Trì tiếp tục kí thêm hợp đồng thứ hai vào năm 2007 với diện tích 12.800 m2 và hợp đồng thứ ba với diện tích trên 36.800 m2. Vẫn như mô hình cho thuê đất trước đây, diện tích gần 5 ha đất thuê của UBND phường Thanh Trì thông qua hai hợp đồng sau này, ông Hồng chỉ sử dụng phần nhỏ còn thì cho thuê lại kiếm lời và tất nhiên các doanh nghiệp thuê đất của ông Hồng cũng lại xây dựng trái phép các công trình văn phòng, nhà xưởng...

Thêm 35 công trình và 4.700 m2 xây dựng nâng tổng số công trình xây dựng trên đất Cty Hồng Anh thuê của phường thành 68 công trình xây dựng trái phép, tổng diện tích xây dựng trên 11.000 m2. Với thành tích thuê tới gần 70.000 m2 đất công để cho thuê lại, ông Nguyễn Văn Hồng – GĐ Cty Hồng Anh không chỉ trở thành “chúa đất” được hưởng “đặc quyền” cho thuê bất động sản mà còn được "phong danh hiệu" người sở hữu nhiều công trình trái phép nhất quận Hoàng Mai.

14-55-36_img_20160314_101755
Sau khi được giao đất Cty Thành Long liên kết với trạm trộn bê tông không phép của Cty Sông Đà Việt Đức

 

Cùng ở phường Thanh Trì còn nhiều doanh nghiệp khác cũng tham gia sử dụng quỹ đất công với diện tích lớn như: Cty CP Thương mại Sơn Thanh thuê tới gần 30 ngàn m2 đất bãi để tập kết VLXD; Cty TNHH Linh Dao do bà Phạm Nữ Quỳnh Dao làm GĐ cũng sử dụng trên 35.000 m2 làm trạm trộn bê tông và kinh doanh than đốt.

Tương tự, tại phường Lĩnh Nam nổi lên cái tên Vũ Văn Thảo – GĐ Cty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Long (Cty Thành Long). Mặc dù, không có được nhiều đặc quyền thuê đất công như doanh nghiệp Hồng Anh ở phường Thanh Trì, tổng diện tích đất công mà ông Thảo thuê được của phường Lĩnh Nam "chỉ" xấp xỉ 10.000 m2 nhưng ông vẫn sớm vươn lên hàng “chúa đất”, bởi vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của các cán bộ lãnh đạo phường và khéo chèo kéo thuê lại đất nông nghiệp của dân.

Cụ thể, năm 2006, ông Thảo thuê 16.720 m2 trong đó có 9.720 m2 đất công do UBND phường Lĩnh Nam quản lý và 7.000 m2 đất đã giao cho các hộ dân theo Nghị định 64 của Chính phủ.

Sau khi kí hợp đồng thuê đất với phường và thỏa thuận thành công với các hộ dân, ông Thảo sử dụng toàn bộ diện tích đất này như một nguồn vốn để liên kết với hàng loạt doanh nghiệp khác như: Cty Việt Nhật, Cty CP thiết bị giao thông vận tải Viettra Co; Cty Trung Hiếu; Cty Nam Anh, Cty Tùng Linh... Tùy theo hợp đồng nhưng trung bình mỗi doanh nghiệp được ông Thảo “khoanh” cho từ 2.000-2.500 m2 đất để hoạt động.

Vào khoảng năm 2010, nhận thấy hoạt động kinh doanh trạm trộn bê tông có thể cho thu lợi nhuận lớn nên ông Thảo đã thỏa thuận thuê đất của dân thêm 21.422 m2 đất nông nghiệp và liên kết với Cty Cổ phần Sông Đà Việt Đức để lắp đặt trạm trộn bê tông tươi với công suất 180 m3/giờ. Mở rộng mô hình này ông Thảo lại thuê thêm 8.200 m2 đất nông nghiệp nữa để liên kết với Cty TNHH một thành viên Công trình Giao thông Hà Nội. Như vậy, tổng diện tích đất công, đất nông nghiệp ông Thảo được UBND phường Lĩnh Nam làm ngơ cho sử dụng sai mục đích khoảng trên 40.000 m2.

Tuy rằng, "thành tích" thôn tính đất công, đất nông nghiệp của “chúa đất” Vũ Văn Thảo chưa bằng “chúa đất” Nguyễn Văn Hồng, số công trình trái phép cũng ít hơn nhưng đổi lại ông Thảo lại gây được tiếng vang khi ngang nhiên xây hẳn một dinh thự cao tầng hoành tráng nằm ở bãi sông, trong tuyến thoát lũ của đê sông Hồng đoạn K74 + 030. Công trình trụ sở Cty Thành Long vượt trên cả Luật Đê điều, Luật Xây dựng không chỉ để lại danh tiếng mà còn chứng tỏ mối quan hệ của ông chủ với cán bộ các cấp và địa phương là không hề nhẹ...

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm