| Hotline: 0983.970.780

Những chuyến gỗ bão táp

Thứ Hai 09/09/2013 , 09:18 (GMT+7)

Nếu như trước đây gỗ trắc giao dịch trên thị trường bằng đơn vị tính tấc, khối với giá vài ba chục triệu đồng/khối thì hiện nay, gỗ trắc được mua bán bằng đơn vị tính kg với giá hàng triệu đồng/kg. Do đó, hoạt động khai thác, mua bán trái phép loại gỗ này đang tạo nên cơn sốt tại Bình Định.

Nếu như trước đây gỗ trắc giao dịch trên thị trường bằng đơn vị tính tấc, khối với giá vài ba chục triệu đồng/khối thì hiện nay, gỗ trắc được mua bán bằng đơn vị tính kg với giá hàng triệu đồng/kg. Do đó, hoạt động khai thác, mua bán trái phép loại gỗ này đang tạo nên cơn sốt tại Bình Định.

Trong những ngày gần đây, đi đến đâu trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), chúng tôi cũng nghe dư luận kháo nhau thương vụ mua bán lô gỗ trắc được tháo ra từ 1 ngôi nhà công cộng có trị giá hàng trăm triệu, vừa vận chuyển trót lọt ra khỏi địa bàn thôn O2 thuộc xã Vĩnh Kim. Để cảm nhận sức nóng của gỗ trắc, chúng tôi quyết làm chuyến theo chân lô gỗ này.

Trăm nẻo gỗ đi

Thoạt nghe, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên vì không biết lô gỗ của cả 1 ngôi nhà kia vận chuyển đường nào để đi ra khỏi làng O2. Bởi vì, làng O2 nằm heo hút trên núi cao thuộc xã Vĩnh Kim, hiện vẫn chưa có đường ô tô. Đường về làng O2 là con dốc cao, cao mãi; người đi sau chỉ cần cúi đầu xuống một tí là chạm vào gót chân người đi trước. Ấy vậy, lô gỗ trắc đi đường nào để ra khỏi làng O2?

Sau khi làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, chúng tôi hiểu ra, do đường xuống Vĩnh Thạnh quá trắc trở không thể chở bằng cả xe máy và xe ô tô, vận chuyển đường bộ thì không lọt được các trạm chốt chặn của ngành chức năng, do vậy lô gỗ này đã vượt núi, đi qua xã An Toàn thuộc huyện An Lão.


Lâm tặc chở gỗ trắc qua Trạm Kiểm Lâm An Quang (An Lão)

Ông Nguyễn Vinh Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh, cho biết: “Cách đây hơn chục hôm, nhận được tin báo có lô gỗ trắc sắp được chuyển khỏi địa bàn làng O2 bằng đường núi để đi qua xã An Toàn, chúng tôi lập tức cử tổ công tác đi ngay về làng O2 để ngăn chặn. Thế nhưng đường về làng O2 xa và trắc trở, khi tổ công tác tiếp cận hiện trường thì không còn lô gỗ trắc như tin báo, chỉ bắt được mấy bao cành, nhánh, rễ cây trắc”.

Trong câu chuyện của ông Quang, chúng tôi được biết thêm, cách đây không lâu, có một lô gỗ trắc khác giá trị bạc tỷ đã đi khỏi huyện Vĩnh Thạnh một cách không bình thường. Đó là lô gỗ trắc của ngôi nhà rông làng K2 thuộc xã Vĩnh Sơn. Thấy giá gỗ trắc cao ngất ngưởng, người làng K2 quyết định tháo dỡ ngôi nhà rông bán để lấy tiền xây ngôi nhà rông khác bằng vật liệu kiên cố, mà rẻ hơn. Làng K2 xin UBND huyện và Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh cấp giấy cho lô gỗ này được phép vận chuyển khỏi địa bàn. Thế nhưng khi trình xuống tỉnh, tỉnh cho rằng đây là gỗ không có nguồn gốc, bởi khi xây dựng nhà rông người làng cứ vào rừng chặt cây về làm chứ không xin phép gì. Do đó, tỉnh chỉ đạo huyện Vĩnh Thạnh phải chuyển lô gỗ này xuống Chi cục Kiểm lâm tỉnh xử lý theo quy định.

Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP (ngày 30/3/2006) của Chính phủ, gỗ trắc còn gọi là gỗ cẩm lai nam, có tên khoa học là Dalbergia Cochin Chinensin, được xếp loại là gỗ quí hiếm thuộc nhóm 2A nằm trong Sách Đỏ, cấm không được mua bán dưới mọi hình thức. Vậy mà hiện nay loại gỗ này vẫn “thong dong đi về” trước sự bàng quang của ngành chức năng và chính quyền địa phương.

“Thế nhưng đây là tài sản chung của làng K2, nếu chuyển xuống tỉnh xử lý thì sẽ gây bất bình trong cộng đồng người dân làng này. Cuối cùng, tỉnh chỉ đạo huyện tùy nghi xử lý. Chúng tôi đành làm lơ để người mua chuyển ra khỏi địa bàn”, ông Nguyễn Vinh Quang bộc bạch.

Tìm hiểu thêm về lô gỗ vừa mới được vận chuyển khỏi làng O2, chúng tôi được Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, ông Lê Công Chính, xác nhận: “Cách đây hơn chục ngày, làng O2 có bán một số gỗ trắc được tháo ra từ ngôi nhà công vụ trước đây được dựng lên để giáo viên về cắm làng dạy học làm nơi cư trú. Sau khi Nhà nước xây nhà công vụ kiên cố, ngôi nhà bằng gỗ giao cho làng quản lý, giờ họ dỡ ra bán. Còn chuyện bán cho ai, bao nhiêu, và vận chuyển đi đâu chúng tôi không biết”.

Những chuyến gỗ bão táp

Chiều 24/8, vừa có mặt tại An Lão, điểm đến của lô gỗ trắc có xuất xứ từ một ngôi nhà ở làng O2 xã Vĩnh Kim (Vĩnh Thạnh), chúng tôi đã cảm nhận ngay cái “nóng” của gỗ trắc. Đang trên đường từ chợ Xuân Phong (xã An Hòa) ngược về xã An Toàn, vừa đến địa phận xã An Quang thì chúng tôi nghe tiếng la toáng ở phía trước: “Né ra, né ra, né ra!”. Không biết chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi cũng vội nép xe vào sát lề đường. Loáng chốc, trước mặt chúng tôi xuất hiện 2 chiếc xe máy chạy ngược chiều với tốc độ khủng khiếp. Tiếp sau đó là 5 - 6 chiếc xe máy khác, xe nào cũng chất hàng chục súc gỗ to, dày. Những chiếc xe chở gỗ nặng là vậy nhưng chạy cứ như đang “bay”, bất chấp người đi đường.

Khi con đường trở lại yên ắng, chúng tôi thở phào vì nếu không nhanh chóng nép vào lề đường thì giờ này chúng tôi không biết sẽ ra sao trước những chiếc xe chở gỗ chạy với tốc độ càn quét như vậy. Điều làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là lúc ấy mới chỉ giữa buổi chiều, và nơi chúng tôi chụp ảnh chỉ cách Trạm Kiểm lâm An Quang (thuộc Hạt Kiểm lâm An Lão) chừng vài chục mét, thế mà gỗ lậu được vận chuyển ngang nhiên đến vậy.


Những bao gỗ trắc loại nhỏ bị bắt giữ tại Hạt Kiểm Lâm huyện Vĩnh Thạnh

Nhiều người dân địa phương cho biết, từ khi con đường lên An Toàn được bê tông hóa thì hoạt động vận chuyển gỗ lậu tăng mạnh đột biến. “Nếu chở gỗ bình thường, lâm tặc không cột gỗ dính vào xe, để khi gặp lực lượng truy quét thì chúng hất gỗ văng xuống đường chạy thoát thân. Là gỗ trắc, có giá trị kinh tế cao, chúng cột chặt, chạy như bay, nếu gặp sự cố thì sẵn sàng chống trả đến cùng để giải thoát cả người lẫn hàng nên rất nguy hiểm”, anh Dũng ở thôn 5, xã An Quang, nói.

Về làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, Hạt trưởng Nguyễn Thanh Sinh cho biết: “Chúng tôi có nhận được tin báo về lô gỗ trắc được chuyển từ huyện Vĩnh Thạnh sang xã An Toàn bằng đường núi gồm 6 cây cột có mặt 30 cm, dài trên 6 m và 4 cây ngắn hơn, trị giá lô gỗ này khoảng 600 - 700 triệu. Ngay sau đó chúng tôi thành lập tổ công tác chốt chặn tại An Quang. Thế nhưng chúng nắm được thông tin về chuyện phục kích của chúng tôi nên giấu hết những cây gỗ to, loại cột nhà. Cuối cùng chỉ bắt được mấy bao cành, nhánh. Hiện trong kho của cơ quan đang tạm giữ đến 5 tạ cây trắc loại nhỏ”.

Những ngày sau đó, chúng tôi luôn luôn thắc mắc: Muốn vận chuyển số gỗ trắc nói trên từ xã An Toàn về xuôi chỉ có mỗi con đường độc đạo, lại phải đi qua Trạm Kiểm soát cửa rừng (Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn), Trạm Quản lý Bảo vệ rừng An Quang và Trạm Kiểm lâm An Quang, nhưng không hiểu sao lâm tặc vẫn đưa gỗ đi trót lọt? Đơn cử là những chuyến gỗ ngang nhiên đi qua Trạm Kiểm lâm An Quang mà chúng tôi chụp được ảnh vào mấy hôm trước. Trong khi đó, theo khẳng định của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão Nguyễn Thanh Sinh, Trạm Kiểm lâm An Quang có 3 kiểm lâm viên phụ trách và luôn có người trực!?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm