| Hotline: 0983.970.780

Những chuyện thần bí quanh "người rừng" ở Trung Quốc

Thứ Sáu 22/10/2010 , 08:53 (GMT+7)

Nhiều nhân chứng kể rằng các nữ dã nhân tại Trung Quốc đột nhập vào một số làng trong rừng để tìm kiếm đàn ông.

Nhiều nhân chứng kể rằng các nữ dã nhân tại Trung Quốc đột nhập vào một số làng trong rừng để tìm kiếm đàn ông.

>> Xôn xao vì sinh vật lạ bí ẩn tại Trung Quốc

Các nhà khoa học tìm thấy "lông dã nhân" trong rừng Thần Nông Gia, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong thập niên 80

Hơn 400 người Trung Quốc khẳng định họ từng nhìn thấy dã nhân - sinh vật giống người hoặc đười ươi song lại có chiều cao tới 2 m - trong rừng Thần Nông Gia thuộc tỉnh Hồ Bắc. Chẳng hạn, vài người kể rằng các dã nhân nữ đột nhập vào một số làng trong rừng để ngủ với đàn ông. Năm 1983, tờ Nhật báo Chiết Giang đưa tin một nông dân đang ngủ trong chiếc lán trong rừng thì một sinh vật to lớn có hình dạng giống phụ nữ lao vào lán và định thực hiện hành vi giao cấu với anh. Sinh vật đó có cặp mắt màu xanh dương thẫm.

“Người nông dân không kêu được vì quá sợ hãi. Anh cũng không thể chống cự được đối thủ. Nữ dã nhân kia giao cấu với anh trong vài phút rồi bỏ đi”, tờ báo kể.

Lời đồn đại về sự tồn tại của dã nhân khiến hơn 100 nhà khoa học thành lập Hiệp hội Tìm kiếm dã nhân Hồ Bắc vào tháng 11/2009. Wang Shancai, một phó chủ tịch của hiệp hội, cho biết, các nhà khoa học đang quyên tiền để thực hiện một cuộc tìm kiếm dã nhân quy mô lớn trong rừng Thần Nông Gia. Theo ông Wang, nếu dã nhân thực sự tồn tại, chúng sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ hơn quá trình động vật linh trưởng tiến hóa thành người.

Viện Khoa học Trung Quốc từng cử ba đoàn chuyên gia vào rừng Thần Nông Gia để tìm dã nhân trong thập niên 70 và 80. Họ tìm thấy nhiều thứ được cho là của dã nhân - như lông, phân, dấu chân và chỗ ở - song không đưa ra kết luận chính thức về sự tồn tại của chúng. Wang khẳng định ba đoàn chuyên gia trước đây đã phung phí thời gian và công sức do tìm kiếm trên phạm vi quá rộng. Ngoài ra thời đó họ cũng không có những thiết bị công nghệ tiên tiến. Cuộc tìm kiếm sắp tới sẽ chỉ tập trung trong phạm vi hẹp, như các hang mà dã nhân có thể đang sống.

“Chúng tôi sẽ chia thành 5 đoàn để tập trung tìm kiếm tại 5 khu vực quan trọng mà dã nhân có thể xuất hiện. Các đoàn sẽ sử dụng những biện pháp hiện đại nhất, bao gồm cả bẫy ảnh. Với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nhất, tôi tin khả năng tìm thấy dã nhân là 80% trở lên”, Wang nói.

Nhiều nhà khoa học tại Trung Quốc và trên thế giới cho rằng, dã nhân mà hơn 400 người từng thấy có thể chỉ là một loài đười ươi mà con người chưa biết.

Nhà báo Mỹ Nicholas Redfern, một trong những chuyên gia về sinh vật lạ hàng đầu thế giới, cho rằng nỗ lực của giới khoa học Trung Quốc không phải ý tưởng viển vông, bởi nhiều hóa thạch cho thấy dã nhân có thể tồn tại.

“Rất nhiều câu chuyện về quái vật khổng lồ được người dân bịa ra dựa trên những câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết. Nhưng thật ra người ta đã tìm thấy nhiều hóa thạch cho thấy những sinh vật lớn giống người từng sống tại Trung Quốc hơn 300.000 năm trước”, Redfern nói với Fox News.

Các chuyên gia linh trưởng từng tìm thấy xương hàm, răng và nhiều mảnh xương khác của một động vật có hình dạng giống người trong rừng Thần Nông Gia. Sinh vật này có chiều cao xấp xỉ 2,7 m. Các nhà khoa học gọi nó là Gigantopithecus.

Redfern đã tham gia vô số cuộc tìm kiếm người rừng khổng lồ song các nỗ lực đó đều thất bại vì thiếu tiền.

“Chẳng có gì tuyệt vời hơn nếu các nhà khoa học có đủ tiền để tìm kiếm sinh vật bí ẩn trong một năm. Nếu bạn chỉ vào rừng trong một tuần và tìm kiếm một cách ngẫu nhiên thì cơ hội tìm thấy người khổng lồ sẽ rất mong manh”, ông nói.

Song nếu Hiệp hội Tìm kiếm người rừng tỉnh Hồ Bắc quyên đủ tiền để thực hiện cuộc tìm kiếm lâu dài thì một câu hỏi đặt ra: Người khổng lồ còn sống trong các khu rừng châu Á không?

“Các bằng chứng khoa học cho thấy Gigantopithecus đã tuyệt chủng từ lâu, nhưng các nhà khoa học cũng thường xuyên mắc sai lầm. Kết luận cuối cùng của các nhà khoa học không phải bao giờ cũng đúng”, Redfern phát biểu.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm