| Hotline: 0983.970.780

Những con đường mới ở Suối Nho

Thứ Sáu 21/02/2014 , 10:37 (GMT+7)

Trong những ngày đầu năm, chúng tôi xuống xã Suối Nho, huyện Định Quán là một điển hình xây dựng NTM, đi đến đâu cũng bắt gặp sự hân hoan của người dân...

Tính đến nay, Đồng Nai có 15 xã hoàn thành xây dựng NTM. Trong những ngày đầu năm, chúng tôi xuống xã Suối Nho, huyện Định Quán là một điển hình xây dựng NTM, đi đến đâu cũng bắt gặp sự hân hoan của người dân vì sự đổi thay trên quê hương.

Vốn là một xã vùng sâu vùng xa, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng Suối Nho là một trong 3 địa phương của huyện Định Quán được chọn làm điểm xây dựng NTM. Do vậy, ngay từ đầu chính quyền xã đã xác định phải thực hiện các nội dung cơ bản là nâng cao đời sống của nhân dân, chọn khâu đột phá phát triển SX; đồng thời huy động mọi nguồn lực phát triển mạng lưới GTNT.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ vừa qua, Ban sản xuất ấp I, xã Suối Nho, cũng vừa kịp tổ chức khánh thành tuyến đường GTNT khu dân cư 8 và khu dân cư 9 để đưa vào sử dụng. Đây là công trình được xây dựng theo hình thức xã hội hóa. Ông Vũ Viết Oanh, nông dân xã Suối Nho, phấn khởi: “Trong xã đã bê tông được nhiều tuyến đường và đây là con đường cuối cùng của ấp vừa được hoàn thành. Do vậy, bà con nông dân trong ấp, xã rất phấn khởi và nhiệt tình đóng góp xây dựng đường GTNT của xã NTM".


Cắt băng khánh thành đường bê tông liên tổ, ấp 1, xã Suối Nho


Bê tông hóa hầu hết cá tuyến đường trong xã Suối Nho

Tuyến đường có chiều dài gần 500 m, tổng kinh phí xây dựng là gần 770 triệu đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp trên 290 triệu đồng, số còn lại do Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, do thu nhập của người dân chủ yếu nhờ vào SXNN nên việc đóng góp kinh phí làm đường cũng gặp không ít khó khăn. Để con đường sớm hoàn thành, ông Phạm Văn Phát, một cựu chiến binh, đã tự nguyện đứng ra thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng để đóng cho một số hộ dân khó khăn trong tổ.

Gặp chúng tôi, ông Phát chia sẻ: Suốt mấy chục năm qua con đường này lầy lội, bà con đi lại rất cực khổ, nhưng đến nay khi xây dựng NTM, được chính quyền đầu tư 70% nên bà con trong xã, ấp chúng tôi chỉ cần đóng góp thêm để cùng làm. Đường sá đi lại thuận lợi thì đời sống sẽ hết khổ.

Theo ông Phát, khi thấy nhiều hộ dân trong ấp còn nghèo, ông đã bàn với gia đình quyết định đem sổ đỏ ra ngân hàng thế chấp mượn số tiền 50 triệu đồng đưa về đóng góp giúp cho những hộ dân chưa có tiền để kịp thời thi công tuyến đường giao thông liên ấp được nhanh. Do vậy, đến nay con đường đã hoàn thành sớm, sạnh đẹp ngay trong dịp xuân mới, khiến mọi người đều rất vui mừng, phần khởi.

Cuối năm 2010, xã Suối Nho là xã thứ 3 của huyện Định Quán được tỉnh Đồng Nai chọn làm xã điểm xây dựng NTM. Do cơ sở hạ tầng như: đường, điện, trường, trạm chưa được phát triển, trong đó đáng kể nhất là các tuyến đường trong xã rất lầy lội, từ đó việc phục vụ chuyên chở nông sản và phục vụ sinh hoạt, đi lại trong nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, Suối Nho đã xác định xã hội hóa GTNT để thúc đẩy và phát triển KT-XH; đồng thời tuyên truyền vận động các hộ dân cùng chung tay góp sức xây dựng NTM. Do vậy nên nhiều hộ dân trong xã đã sẵn sàng tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của và góp ngày công làm mới hàng loạt tuyến đường liên ấp, đường khu dân cư cũng như nội đồng.

Sau 3 năm xây dựng NTM, đến nay toàn xã đã có hàng chục km đường giao thông được bê tông, hầu hết con đường trục ấp và khu dân cư, đường nội đồng cũng được nâng cấp sạch sẽ với nguồn kinh phí hơn 25 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 6 tỷ đồng.

Theo ông Bùi Văn Vìn, Trưởng ấp 1 xã Suối Nho, ngoài đường GTNT, đến nay huyện còn đầu tư cho các tuyến đường điện để phục vụ SXNN với hình thức xã hội hóa.

Trao đổi với PV Báo NNVN, ông Trịnh Phú Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Nho, khẳng định: “Cho đến thời điểm này, sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM, toàn bộ các tuyến giao thông đều được bê tông trên toàn địa bàn xã đạt gần như 100%, về cứng hóa nội đồng đạt trên 50%… Trong Chương trình xây dựng NTM năm 2014, về tiêu chí giao thông chúng tôi sẽ hoàn tất, kể cả về cứng hóa nội đồng, giao thông các đường trụ chính, đường khu dân cư”.

Theo ông Cường, nhờ giao thông và điện nông thôn phát triển, người dân trong ấp, xã có điều kiện mở rộng SX và thâm canh cây trồng. Từ 108 ha bắp vụ ĐX năm 2010, đến nay đã tăng lên 478 ha với năng suất cao hơn trước. Bên cạnh đó việc áp dụng KHKT vào SX cũng rất được người dân trong xã quan tâm. Hiện toàn xã có khoảng 300 ha đang áp dụng hình thức tưới phun cho cây bắp và rau củ quả.


Người dân xã Suối Nho đang mở rộng SX và thâm canh cây trồng

Cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng đạt gần 100% từ khâu làm đất đến thu hoạch. Giá trị bình quân trên 1 ha canh tác đạt 105 triệu đồng, tăng 58 triệu đồng so với năm trước và thu nhập bình quân đạt 27 triệu đồng/người/năm. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, góp phần xây dựng NTM tại Suối Nho.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất