| Hotline: 0983.970.780

Đất

Những con mắt

Thứ Ba 27/05/2014 , 10:09 (GMT+7)

Cuộc họp Thường vụ mở rộng của Huyện ủy Tây Đằng bàn về biện pháp thực hiện quyết định thu hồi 2.000 ha đất của tỉnh do Bí thư Huyện ủy Trần Hưng chủ trì “nóng” ngay từ đầu./ Bão táp

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, vợ đại tá Giám đốc Công an tỉnh Trần Văn Bảo, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện, vừa được đề bạt giữ chức Phó Chủ tịch huyện phụ trách khối Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường kiêm Trưởng ban Giải phóng Mặt bằng huyện trong đợt luân chuyển cán bộ vừa rồi, trình bày:

- Theo thống kê sơ bộ mà chúng tôi vừa nhận được, thì trong 2.000 ha đất bị thu hồi đó, có hơn 100 ha thổ cư và đất vườn của 2 làng Bùi Đình, Tiên Mai thuộc xã Tây Sơn, cùng với hàng nghìn công trình xây dựng, cây lưu niên… gắn liền với đất. Hơn 200 ha đất chuyên dùng và 100 ha là đất công ích của 4 xã, còn lại là đất nông nghiệp.

24 nghĩa địa của 24 làng trong 4 xã, 4 Nghĩa trang liệt sỹ của 4 xã và số mộ nằm rải rác trên các cánh đồng, ước tính trên một vạn ngôi, phải di dời toàn bộ. Chúng tôi đã triển khai việc kiểm đếm, xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư. Khi hoàn tất sẽ báo cáo chi tiết để Thường vụ cho ý kiến trước khi trình tỉnh phê duyệt.

Thượng tá Đào Lâm, Trưởng Công an huyện, hỏi luôn:

- Trong hơn 100 ha thổ cư và đất vườn của 2 thôn đó, bao nhiêu hộ đã được cấp sổ đỏ và mức đền bù thế nào?

- Báo cáo anh, cả thổ cư lẫn đất canh tác của cả 4 xã đều chưa được cấp sổ đỏ. Nên phải căn cứ vào quy định ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND của tỉnh về hạn mức đất ở nông thôn và giá đất các loại khi bị Nhà nước thu hồi để lập phương án bồi thường. Mỗi hộ dân sẽ được bồi thường 180 m2 đất ở.

Thổ cư nông thôn có sổ đỏ, mức bồi thường theo giá đất của tỉnh công bố ngày 1 tháng 1 là 1,2 triệu đồng một mét vuông. Nhưng vì bà con chưa được cấp sổ đỏ, nên mức bồi thường là 600 ngàn đồng một mét vuông. Cây lưu niên, công trình gắn liền với đất có đơn giá bồi thường riêng.

Đất vườn và đất nông nghiệp được bồi thường với mức giá ngang nhau, 29 triệu 400 ngàn đồng một sào Bắc bộ (360 m2), bao gồm cả giá đất, tiền hỗ trợ chuyển đổi việc làm, hoa màu trên đất…

- Thế còn việc bố trí tái định cư?

- Mỗi hộ dân phải di dời sẽ được giao 100 m2 đất tái định cư ở khu tái định cư Bình Sa, theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Mỗi mét vuông giá 6 triệu đồng, ở đó hạ tầng đã rất hoàn hảo.

Đào Lâm ngậm ngùi:

- 100 m2 tái định cư là 600 triệu đồng. Giả sử một hộ dân được đền bù 180 m2 đất ở với giá 600 ngàn đồng mỗi mét vuông như đồng chí nói, thành 108 triệu đồng, và mất đi một mẫu Bắc bộ (10 sào) cả đất vườn lẫn đất ruộng, thành 294 triệu đồng, tổng cộng 402 triệu đồng, thì họ vẫn phải bỏ thêm ra 200 triệu đồng nữa chỉ để được nhận một cái nền đất không, chật hẹp hơn rất nhiều so với đất ở cũ của họ.

Đồng chí thử nghĩ xem nông dân ở hai làng ấy, mấy nhà có được 200 triệu đồng? Mà giả sử có phải xoay xở, bòn mót, vay mượn khắp nơi để có mà bỏ thêm chừng ấy nữa, thì họ sẽ ở đâu khi không có tiền làm nhà…

Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch huyện Trần Lê Bình cắt ngang lời Trưởng Công an huyện:

- Đã là quy định của tỉnh thì chỉ có chấp hành chứ không thể bàn cãi. Thu hồi 2.000 ha đất là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Nếu Thường vụ không có sự đồng thuận, không có quyết tâm thật cao thì không thể nào hoàn thành được.

Tôi đề nghị Thường vụ đưa thành nghị quyết, huy động toàn bộ hệ thống chính trị của huyện vào cuộc. Đảng viên của đảng bộ, lãnh đạo xã và lãnh đạo các đoàn thể 4 xã phải gương mẫu nhận tiền đền bù, giao đất cho Ban Giải phóng mặt bằng trước. Ai không nhận thì xử lý kỷ luật ngay. Cán bộ, công chức, viên chức trong huyện có thân nhân bị thu hồi đất phải vận động thân nhân nhận tiền, giao đất. Ai không làm được thì phải chịu trách nhiệm.

Cần thiết thì cho ngừng công tác để vận động thân nhân, xong xuôi mới bố trí công tác tiếp. Yêu cầu ủy ban 4 xã ngừng cấp giấy đăng ký kết hôn, ngừng xác nhận lý lịch đi học, đi làm… với con em những hộ chưa nhận bồi thường. Vụ thu hồi đất này nhất định sẽ phát sinh khiếu kiện, chống đối.

Vì vậy bộ phận tiếp dân phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản về chính sách, pháp luật để trả lời, giải đáp cho dân. Công an huyện phải tăng cường theo dõi, sẵn sàng xử lý hình sự đối với những phần tử quá khích, lôi kéo người khác chống lại chủ trương của tỉnh.

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Vũ Danh Hồi đứng phắt dậy:

- Đồng chí Kim Anh đã vận dụng sai Quyết định 01 của tỉnh. 180 m2 đất là hạn mức giao đất ở mới đối với thổ cư ở nông thôn. Còn với những diện tích thổ cư của dân đã sử dụng ổn định, lâu dài, thì điều 3, mục II của Quyết định 01 đã quy định rất rõ, yêu cầu đồng chí xem lại.

Tôi có 2 đề nghị. Thứ nhất, phải tổng rà soát lại hiện trạng sử dụng đất trong vùng bị thu hồi. Với những diện tích thổ cư có đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định của Luật Đất đai nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì phải bồi thường cho dân bằng giá đất đã được cấp sổ. Vì đất của dân đủ điều kiện cấp sổ đỏ mà họ chưa được cấp là lỗi của cấp có thẩm quyền, cụ thể là của UBND huyện. Không thể đổ cái lỗi đó lên đầu dân, bắt dân chịu thiệt.

Thứ hai, xây dựng khu công nghiệp nhẹ thuộc nhóm dự án mà khi thu hồi đất thì phải thương lượng với chủ sử dụng đất về giá bồi thường theo quy định của Chính phủ. Vì vậy phải yêu cầu chủ đầu tư tiến hành thương lượng với dân chứ không được áp đặt.

- Thương lượng? Dự án này có hàng vạn hộ dân có đất bị thu hồi. Nếu thương lượng, thì sẽ chẳng ai đồng ý với giá đất quy định của tỉnh cả. Và những kẻ chống đối sẽ lập tức lợi dụng việc thương lượng để lôi kéo, kích động người dân đưa ra những đòi hỏi rất vô lý, chẳng hạn đòi giá đất cao ngất ngưởng, với mục đích giữ đất, không chịu di dời… Không đồng ý, thì họ sẽ khiếu kiện vượt cấp, thậm chí kéo hàng trăm người lên Trung ương. Công việc sẽ kéo dài không biết đến bao giờ…

- Đồng chí vừa nói rằng đã là quy định của tỉnh thì chỉ có chấp hành chứ không bàn cãi. Vậy đây là quy định của Chính phủ, còn cao hơn quy định của tỉnh, thì sao? Vả lại đã thương lượng đâu mà biết dân không đồng ý?

Theo tôi thì dân mình rất biết phải trái, và chẳng ai chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước cả. Vấn đề là cách làm và mức bồi thường thế nào thôi. Thương lượng chính là để cho người dân được quyền tham gia quyết định số phận mảnh đất, ngôi nhà của mình. Dân chủ chính là ở chỗ đó…

Sau lời mở đầu của cuộc họp, Trần Hưng để cho mọi người bộc lộ hết chính kiến của mình. Mọi ý kiến đều được ông ghi chép đầy đủ. Hơn ai hết, ông hiểu rằng việc thu hồi hai mươi triệu thước vuông đất, chiếm đến một phần sáu diện tích tự nhiên toàn huyện, khiến cuộc sống của hàng vạn con người bị đảo lộn hoàn toàn, đang đặt lãnh đạo huyện trước những thử thách sinh tử.

Và tờ quyết định thu hồi đất mỏng tang kia được mấy chục con người đang ngồi trong phòng họp này nhìn bằng những con mắt rất khác nhau. Trong số đó không ít kẻ đã thấy lấp ló đằng sau nó là những cọc tiền dầy cộp, là nhà lầu, là xe hơi… (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm