| Hotline: 0983.970.780

Những con voi cuối cùng trong VQG Vũ Quang

Thứ Hai 25/06/2012 , 11:30 (GMT+7)

Một đàn voi từng được xem là lớn nhất nước đang gặp phải thảm cảnh mất dần quân số không rõ lý do. PV NNVN đã có cuộc săn lùng dấu tích nhưng con voi cuối cùng ở VQG Vũ Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh).

Một đàn voi từng được xem là lớn nhất nước đang gặp phải thảm cảnh mất dần quân số không rõ lý do. PV NNVN đã có cuộc săn lùng dấu tích nhưng con voi cuối cùng ở VQG Vũ Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh).

Ám ảnh voi rừng

Ngược con đường độc đạo lên hai xã Hương Quang và Hương Điền, dù đang ban ngày nhưng Phạm Văn Bảo, cán bộ VQG Vũ Quang, người bạn đồng hành cùng tôi vẫn ngó nghiêng mỗi lần nghe tiếng sột soạt từ những bụi cây rừng. Anh giải thích rằng, đây là thời điểm này đang mùa nóng, mùa voi rừng ra suối nhiều nhất. Về lịch sử đàn voi, Bảo kể: Đã gần 25 năm, người dân rẻo cao này luôn nơm nớp khi phải sống chung với với chúng rồi.

Đàn voi rừng ở VQG Vũ Quang được phát hiện vào năm 1987. Làng Phương Điền (xã Hương Điền, huyện Vũ Quang), nằm ở miền biên viễn, cao ngất trên đỉnh Trường Sơn là nơi phát hiện đàn voi rừng đầu tiên. Mấy lần tìm hiểu, Bảo nghe các cụ già khẳng định rằng đàn voi này chắc là của nghĩa quân Hương Khê dưới trướng Phan Đình Phùng từ thời chống Pháp còn sót lại. Vì là voi của nghĩa quân nên chúng sống khá gần gũi, thân thuộc với người dân một thời gian dài. Nghe nói ban đầu cả đàn có khoảng 12 con chia ra nhiều nhóm, thi thoảng chúng hội tụ lại. Đến năm 1995, một nữ nghiên cứu sinh người Ấn Độ sau quãng thời gian thực tế trong rừng già đã trình làng báo cáo: Xác định đàn voi Vũ Quang và công tác tuyên truyền bảo vệ đàn voi. Sau khi tìm hiểu kỹ, cô gái này tìm cách phối hợp với Tổ chức bảo vệ động vật thế giới WWF nghiên cứu tiếp và ra thông báo đàn voi rừng ở VQG Vũ Quang chỉ còn lại 5 con.


Voi rừng đang bị săn giết ráo riết ở khắp nơi trên thế giới

Lạ ở chỗ, khi đàn voi càng ít thì chúng càng hung dữ. Những cuộc viếng thăm trở thành nỗi ám ảnh của dân địa phương. Hết tàn phá hoa màu, quật gãy cột điện, thỉnh thoảng đàn voi lại dọa dẫm người dân bản địa. Không ít lần, người dân lên rừng đụng phải voi chạy bán sống bán chết. Như đầu năm nay chẳng hạn. Anh Phan Văn Sơn cùng con trai là Phan Văn Quyết (13 tuổi) trú ở xóm Kiều (xã Hương Điền) vào khu vực khe Rác để bắt cá. Đang luồn rừng, bất chợt cha con anh thấy một con voi đứng sừng sững ngay trước mặt. Khoảng cách từ người tới voi chỉ khoảng 7m. Hoảng hồn, anh hét lớn và cùng con trai quay đầu bỏ chạy. Cháu Quyết người nhỏ nên chui nhanh được vào lùm cây rậm ẩn nấp, còn anh Sơn do chạy dọc theo suối cạn nên bị voi đuổi theo. Chạy đâu được gần 100 mét, anh Sơn bị voi đuổi kịp dùng vòi hất ngã. Với kinh nghiệm đi rừng, anh Sơn ôm đầu và nằm giả chết. Con voi dùng chân và vòi lật đi lật lại nhiều lần vào người anh Sơn nhưng không thấy động đậy gì.

Thấy anh Sơn không lên tiếng, cháu Quyết nghĩ rằng bố đã bị voi quật chết nên bật lên tiếng kêu khóc. Nghe tiếng thế, voi rừng lao tới tìm đứa bé. Thừa cơ anh Sơn chạy nhanh lên dốc núi và gọi con trai chạy trốn. Tiếp đó, chỉ trong vòng một tháng, đàn voi đã phá 5 chiếc xe máy của người dân khi tham gia giao thông trên đoạn đường tỉnh lộ 5. Con đường từ 2 xã vùng cao đi ra thị trấn Vũ Quang đã trở thành đồi Cảnh Dương trong tiểu thuyết Thuỷ Hử bên Trung Quốc. Không còn một bóng người qua lại khi màn đêm buông xuống. Mặc dù là đường nhựa nhưng chẳng một ai dám to gan lớn mật đi qua lúc trời tối một khi đã có quá nhiều người bị voi rừng xông ra rượt đuổi.

Chỉ cách đây mấy hôm anh Nguyễn Văn Phong, một lái buôn quê ở huyện Hương Sơn, đã phải bỏ lại chiếc xe máy cùng mấy chục con gà cho các chú voi đùa giỡn khi không may gặp phải chúng ở một khúc cua. Hôm đó do mải mua gà ở thị trấn nên anh về hơi muộn, đến đoạn cua Hói Đôi thì gặp 3 chú voi xông ra. Quá hoảng hồn anh vứt xe bỏ chạy. Một lúc sau gọi người đốt đuốc quay lại thì chiếc xe máy chỉ còn là đống sắt vụn, còn mấy chục con gà nhốt lồng sắt cũng bị dẫm nát. Hai hôm sau anh Nguyễn Văn Thạch ở thị trấn Vũ Quang chở hơn 200 trứng vịt lộn lên Hương Điền bán cũng phải bỏ trứng và xe chạy lấy người khi suýt chút nữa là đâm vào đàn voi.

Thậm chí voi rừng còn gõ cửa từng nhà phá phách. Dẫn tôi ra khu vườn đàn voi vừa viếng thăm cách đây vài hôm, chị Nguyễn Thị Phượng ở xóm Kiều vẫn còn hoang mang cực độ. “Đàn voi vào tận hồi nhà gầm thét, đạp lở cả một quãng đất, dẫm nát vườn cây vừa mới trồng. Hàng ngàn cây chuối, ngô, cam…phút chốc trở thành bãi đất hoang. Chồng đi vắng, tôi chỉ kịp bế đứa con nhỏ bỏ chạy. Lán trại của dân đều bị phá nát. Sản xuất ra bao nhiêu voi lấy hết bấy nhiêu. Không gì cản nổi chúng cả", chị Phượng tâm sự.


Voi rừng quật đổ cột điện

Tôi cùng Phạm Văn Bảo đi thêm vài khu vực nữa, dấu tích đàn voi hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Nỗi ám ảnh có thể gặp trên bất cứ đâu, từ người già đến trẻ nhỏ ở xã Hương Điền. Những vườn cây bị quần nát, những cột điện bị quật gãy đổ. Ban đêm, 1.200 hộ dân ở hai xã trong rừng này hầu như chẳng dám đi ra đường vì sợ rằng có thể đụng phải voi bất cứ lúc nào.

Voi cái cô đơn

Nguyên nhân đàn voi rừng ở VQG Vũ Quang thường xuyên phá phách bước đầu được xác nhận là do chúng bị săn lùng ráo riết. Năm 2006, trong khi tuần hành bảo vệ rừng, cán bộ VQG đã phát hiện hai thi thể voi chết ở vùng đệm thuộc lâm phận hai xã Hương Quang và Hương Minh. Khi đoàn cán bộ VQG có mặt kiểm tra, một con đã bị cắt mất ngà, con còn lại bị thối rữa buộc phải cho đốt hủy để ngăn mùi hôi thối và dịch bệnh. 

Tại phòng trưng bày mô hình các loài động vật quý của VQG Vũ Quang hiện lưu giữ bộ hài cốt gồm đầu, xương đùi và một số xương sườn của một con voi đực. Ông Đào Huy Phiên, Giám đốc VQG Vũ Quang, xác nhận, bộ hài cốt này chính là xương của con voi được phát hiện vào tháng 6/2006 tại tiểu khu 146A, địa phận rừng xã Hương Minh, huyện Vũ Quang. “Đây là xương của con voi đực, có tên khoa học Elephans maximus. Khi phát hiện nó đã bị cắt trộm mất ngà. Sau khi phát hiện chúng tôi đã đưa phần xương còn sót lại về đơn vị để phục vụ công tác nghiên cứu sau này”, ông Phiên nói.


Hài cốt voi rừng bị bắn hạ tại VQG Vũ Quang

VQG Vũ Quang rộng hơn 56 ngàn ha. Môi trường sống của đàn voi là rất lớn. Sắp tới, những người dân ở hai xã Hương Điền và Hương Quang cũng sẽ di dời để nhường đất cho công trình thủy điện – thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang. Nỗi ám ảnh đàn voi phá phách sẽ được trút bỏ, nhưng làm thế nào để bảo vệ loài động vật hoang dã này ở VQG Vũ Quang vẫn đang là vấn đề cần sự chung tay của nhiều cơ quan chức năng.

Việc phát hiện xác chết của hai con voi với nhiều dấu hiệu khả nghi là bị bắn hạ đã khiến lãnh đạo VQG Vũ Quang chịu nhiều sức ép. Như vậy đàn voi rừng chỉ còn lại có 3 con. Điều đáng ngại là số phận 3 con voi này cũng thường xuyên bị đặt dấu hỏi trước sự săn lùng của nạn săn bắt động vật hoang dã. Một cuộc truy lùng thủ phạm giết hai con voi trên đã được Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, Công an huyện Vũ Quang và VQG này khẩn trương tiến hành. Sau nhiều tháng trời điều tra, thu thập thông tin các cơ quan trên đã không tìm thấy bất cứ một thông tin nào liên quan đến vụ việc. Vụ truy lùng thủ phạm giết voi ở Vũ Quang đến lúc này gần như đã rơi vào quên lãng.

Để cứu đàn voi ông Phiên nêu ra các giải pháp, di dời 3 cá thể voi còn sót lại vào VQG Yooc Đôn (tỉnh Đắc Lắk), hoặc thả một vài cá thể voi đực vào VQG Vũ Quang để tạo môi trường mới, giúp đàn voi có cơ hội giao phối, sinh sản. “Chỉ có những giải pháp đó mới hi vọng cứu được đàn voi Vũ Quang”, ông Phiên trăn trở. 

Đưa ra các giải pháp nêu trên, nhưng như ông Phiên cho biết, tất cả hiện nằm ngoài khả năng của VQG Vũ Quang do đơn vị thiếu kinh phí và chuyên gia. “Chỉ mỗi chuyện hỗ trợ kinh phí thiệt hại cho người dân sau mỗi lần voi phá hại tài sản, hoa màu chúng tôi cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, chứ nói gì đến chuyện di dời cả đàn voi. Tiếp đó nếu có di dời được một vài cá thể voi đực khác đến cũng rất tốn kém, mà hiệu quả đạt được liệu có như ý muốn”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm