| Hotline: 0983.970.780

Những dấu ấn không quên

Thứ Sáu 30/09/2011 , 12:19 (GMT+7)

Quê tôi có loài chim trau trảu ở hang, nhưng khi ăn mồi lại là đỉnh cao của nghệ thuật bay lượn. Khi thấy nó ngậm con chuồn chuồn là bản thân tôi dường như biến mất.

1. Con chim trau trảu màu xanh ấy, cứ vút thẳng lên không trung như tên bắn, đoạn đột ngột thả rơi con mồi như máy bay thả bom, và bay tuốt hướng khác. Con chuồn chuồn tha hồ rơi tự do, đôi cánh bị thương chao đảo như chiếc máy bay bị trúng đạn. Chờ khi con chuồn chuồn sà rơi gần ngọn cây rơm, lập tức chim trau trảu vút bay trở lại. Bằng một động tác chính xác rất tốc độ, nó dùng mỏ cắp con chuồn chuồn vút thẳng đứng lên trời, rồi lại đột ngột thả rơi một lần nữa….Cứ thế và cứ thế, đùa giỡn chán chê bằng những đường bay tuyệt mỹ, trình diễn cho tôi ngắm no mắt. Và khi đã thấm mệt, chim trau trảu mới ăn con mồi. Chiếc “máy bay tí hon” trau trảu xong phi vụ lại chui vào “hăng - ga” phi trường. Đó là cái hang nhỏ xíu, kín đáo nơi gốc bụi tre nhà tôi. Đối với tôi, chim trau trảu là một hình ảnh tài tình và ngoạn mục.

 2. Quê tôi ở có một đoạn sông gầy nhom, cong ngoằn như dấu ngã, quanh năm phủ bóng bờ tre. Nơi ấy, nếu tha thẩn một mình ắt sẽ rớt tim. Vì nơi ấy, đặc biệt do địa thế, luôn làm biến dạng âm thanh phát ra. Tiếng nói của mình nghe lạ lùng, ma quái như thể tiếng nói của người âm phủ. Hồi bé, còn nhớ có lần đứng đấy gọi bạn, nghe tiếng gọi của mình bị biến dạng, sợ quá tôi tháo chạy, vấp té chảy máu mũi. Ngay cả tiếng chân tôi chạy, nghe cũng như tiếng chân của cọp beo rượt theo. Đối với tôi, đoạn sông gầy nhom ấy luôn làm tôi đứng tim nghẹt thở.

3. Quê tôi có thầy Thạch đã khai tâm tôi. Thầy dạy chữ a, chữ b. Thầy dạy ăn, dạy nói, dạy thả lờ, câu cá. Suốt ngày thầy chỉ mặc quần đùi, da đen như dầu hắc. Và mái trường là bụi chuối hè sau. Thầy đã dùng gáo dừa làm roi, đập vỡ toang mụt ghẻ càng trên đầu tôi, để chảy hết máu mủ của ngu si. Đập xong, thầy cười bảo: “Đầu không được có mủ hôi thúi lâu ngày. Nào! Xếp cất sách vở, đi thả diều với thầy”. Đối với tôi, thầy Thạch là một ân nhân dữ dội nhưng tràn đầy thương mến.

4. Quê tôi có chú Phàng đen nhẻm, cao lêu nghêu như cây tre miễu. Chú bị chạm dây thần kinh, gặp ai chú cũng oang oang như máy hát: “Chư vị biết không? Con xách ở núi cao, có tới năm tên là: quảy, mang tác, áo già và đỏ tai. Con xách là loại có sừng ngắn, bụng không có túi mật, thịt ngon đệ nhất đẳng. À, trong khi con hươu lại gọi là con ộc. Con nai gọi là con mê. Nhưng con trưởng hét lại khác con khỉ vì có đuôi ngắn, mặt đỏ như Quan Công. Trong khi con khỉ lại khác con người vì mặt xám, đít hồng”.

Đối với tôi, chú Phèng là một dấu ấn rối rắm, chẳng biết đâu mà lần.

5. Vào một buổi chiều xa lắc xa lơ, bố mẹ còn bận việc, tôi ngồi giữa sân ăn cơm trước. Ăn không biết no, tôi xơi sạch nồi cơm dùng cho cả nhà. Nào có thức ăn gì ngon đâu, chỉ có cối muối lá é và cơm nóng. Vậy mà ăn ơi là ăn. Tôi bị trúng thực, bụng căng phồng muốn nứt nẻ, mắt trợn trắng, sùi bọt mép, mặt xanh như chàm đổ. Khi biết được sự cố, bố tôi bắt ruồi, hái lá hẹ, cạo nhớt thớt trộn đều, giã nhỏ, cạy miệng tôi mà đổ vào. Như có phép lạ, lập tức tôi nôn mửa thốc tháo vào một cái chậu sành nào cơm là cơm và cơm. Tôi đã thoát chết nhờ một bài thuốc dân gian thần kỳ. Và đây cũng là dấu ấn nữa, không quên...

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm