| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn

Những dấu ấn lớn của vị Bộ trưởng

Thứ Năm 11/09/2014 , 11:00 (GMT+7)

Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn (1914-2005) đã để lại những dấu ấn lớn trong việc xây dựng nền nông nghiệp nước nhà.

Suốt 15 năm trực tiếp gắn bó với ngành Nông nghiệp, trong đó có 8 năm làm Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ NN - PTNT) trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, kỹ sư Ngô Tấn Nhơn (1914-2005) đã để lại những dấu ấn lớn trong việc xây dựng nền nông nghiệp nước nhà.

10-36-40_ngo-tn-nhon
Chân dung cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn (1914-2005)

Một trong những đóng góp hết sức quan trọng của cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn là đề ra chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn những năm đầu của sự nghiệp xây dựng CNXH, với phương châm: “Lấy cải tạo nông nghiệp và phát triển SXNN làm cơ sở để phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân”.

Phương châm đó đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Ngành NN-PTNT trong những năm gần đây đã và đang khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế đất nước.

Khi tra cứu tư liệu về ông ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, chúng tôi tiếp cận với một hệ thống khá hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ, trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Canh nông và Đặc phái viên của Bác Hồ tại Nam Bộ, cố Bộ trưởng đã góp phần cùng Chính phủ đẩy lùi giặc đói. Đặc biệt đã thực hiện thành công mô hình cải cách ruộng đất tại căn cứ địa Đồng Tháp Mười.

Thành công đó đã biến một vùng đất hoang hơn nửa triệu héc ta, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh, chỉ có một ít lúa trời sớm thành một vựa lúa lớn. Nơi đó trở thành căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ và tiếp tế lương thực cho nhiều vùng khác.

Từ tháng 10/1946 - 3/1947, ông đưa ra một kế hoạch SX tự cấp, tự túc trong kháng chiến. Đang lúc thi hành thì ông được lệnh về Nam theo Sắc lệnh của Hồ Chủ tịch làm đặc phái viên của Chính phủ bên cạnh Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ.

Ông được Bác Hồ giao trọng trách phải lo đủ lương thực và tài chính (huyết mạch của cuộc kháng chiến) thay mặt Chính phủ trong  Nam Bộ và nối liền huyết mạch đó từ Bắc vào Nam.

Cố Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn sinh ngày 15/9/1914 tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), mất ngày 20/7/2005 tại TP. Hồ Chí Minh.
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930, từng bị địch bắt và tù đày. Ông là kỹ sư canh nông thời Pháp thuộc và là một trong những thủ lĩnh của “Thanh niên Tiền phong” (cùng Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch...) tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8/1945 tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông là ĐBQH từ năm 1946 đến 1971.

Do vậy ông là trưởng đoàn đầu tiên đi bộ suốt ba tháng để mở con đường huyết mạch kinh tế đi dọc dãy Trường Sơn để đưa đồng giấy bạc Bác Hồ vào in tại Nam Bộ. Ông đã đi bộ ba lần trên con đường này từ chiến khu Đồng Tháp Mười đến chiến khu Việt Bắc để họp Chính phủ trong thời gian kháng chiến chống Pháp 9 năm.

Ông đã đề ra đường lối và chỉ đạo thực hiện thành công một mô hình phát triển kinh tế mà mũi chủ đạo là nông nghiệp và tài chính tại căn cứ địa Đồng Tháp Mười rộng 600 nghìn ha.

Cách thức tổ chức thực hiện của ông đưa ra là để giải phóng lực lượng SX như cải cách ruộng đất, chia ruộng cho nông dân nhưng không đấu tố lấy hết đất và tài sản của tầng lớp trung nông địa chủ, cho nông dân vay tín dụng không lãi, in tiền cung cấp đủ cho các hoạt động kinh tế, giao thương hàng hóa các vùng.

Tập trung phát triển SX lương thực, không những chỉ trồng lúa ở Đồng Tháp Mười, mà còn trồng hoa màu ở Đông Nam Bộ làm cho nhân dân khu căn cứ địa từ chỗ thiếu lúa ăn đến chỗ có đủ lúa ăn và đến chỗ có thừa lúa tiếp tế cho các vùng khác như Nam Trung bộ.

Sau Hiệp định Genève từ 1954 - 1964, ông đã giữ những trọng trách: Ủy viên Thường trực Ban Kinh tế Chính phủ chuyên trách Nông nghiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng (nay là Văn phòng Chính phủ) chuyên trách nông nghiệp, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phụ trách xây dựng và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch kinh tế quốc dân mà ông chịu trách nhiệm chính về ngành nông nghiệp.

Ghi nhận công lao của ông Ngô Tấn Nhơn, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác cho ông.

Đó là các kế hoạch khôi phục kinh tế hai năm, cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ba năm, năm năm và hàng năm.

Trong bình diện kinh tế, ông đã biết coi trọng phong trào thi đua SX, tiết kiệm, khôi phục và phát triển một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp để chấm dứt nạn đói và nạn thất nghiệp. Song song với việc cho phép phát triển công thương nghiệp tư bản tư doanh, ông rất chú trọng phát triển mạnh mẽ kinh tế quốc doanh và HTX.

Trong nông nghiệp, để khắc phục tình trạng độc canh, mất cân đối giữa các ngành, ông đã đề ra phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy lương thực làm trung tâm, đồng thời phát triển chăn nuôi, nghề cá, nghề rừng, nghề phụ nông thôn.

Ông đã có chủ trương kết hợp hợp tác hóa nông nghiệp với phát triển SXNN, lấy việc đưa nông dân lao động vào con đường làm ăn tập thể, tổ chức lại lực lượng lao động ở nông thôn để làm cơ sở cho việc phát triển.

Ông đã đề ra phương hướng SX đúng đắn, cho khai hoang ở vùng đồi núi là kết hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả. Kết hợp cây dài ngày và cây ngắn ngày nhằm chống xói mòn, giữ đất, giữ nước, chuyên môn hóa vùng SXNN.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm