| Hotline: 0983.970.780

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 20/2 - 26/2)

Thứ Hai 20/02/2017 , 07:10 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Bắc, thực hiện đẩy nhanh tiến độ gieo cấy nhằm đảm bảo kịp khung thời vụ. Hướng dẫn bón phân cân đối tránh thừa đạm để hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu bệnh.

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

Thực hiện đẩy nhanh tiến độ gieo cấy nhằm đảm bảo kịp khung thời vụ. Hướng dẫn bón phân cân đối tránh thừa đạm để hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu bệnh.

- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại có chiều hướng gia tăng trên lúa trà sớm đẻ nhánh, lúa trà muộn mới gieo, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.

- Bệnh đạo ôn lá: Điều kiện thời tiết trong thời gian tới vẫn thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại, cần theo dõi chặt diễn biến của bệnh trên đồng ruộng, chú ý trên giống nhiễm, những khu vực thường xuyên nhiễm đạo ôn từ các vụ trước.

- Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo, cấy. Gây hại nặng khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ.

Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn sâu chuyển vụ như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm… trên mạ, lúa đã gieo cấy.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Chuột tiếp tục gia tăng gây hại diện rộng trên trà lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.

- Trên lúa ĐX chính vụ giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái: Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại gia tăng, hại nặng cục bộ. Chuột tiếp tục gia tăng gây hại diện rộng.

- Ốc bươu vàng phát sinh và lây lan theo nguồn nước trên lúa ĐX muộn giai đoạn sạ - mạ.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 5 - trưởng thành, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình. Cần quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế khả năng lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu gây ra cho lúa HT 2017.

- Hiện nay sâu năn (muỗi hành) xuất hiện phổ biến trên các trà lúa gieo sạ từ đầu đến giữa tháng 12/2016 (giai đoạn đẻ nhánh - đòng) trên các giống lúa Jasmine 85, TBR225, OM4900…

- Thời tiết hiện nay tương đối thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Cần theo dõi những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các đối tượng như bệnh lem lép hạt, bạc lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.
 

2. Trên cây trồng khác

- Cây ngô: Các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác.

- Cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ; bệnh chết nhanh, chết chậm tăng.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành có xu hướng tăng về diện tích nhiễm bệnh. Diện tích nhiễm bệnh nặng có xu hướng giảm.

- Cây thanh long: Diện tích nhiễm và mức độ hại của bệnh đốm nâu giảm.

- Cây nhãn: Chổi rồng nhãn giảm nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa: Khi xuất hiện rầy nâu ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12kg/ha). Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ phun Altach 5EC hoặc Wellof 330EC. Phòng trừ ốc bươu vàng bằng cách rải thuốc ốc Honeycin 6GR (5kg/ha).

Thời tiết hiện nay vẫn là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển, quản lý bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phun thuốc Beam 75WP đặc trị đạo ôn. Để phòng trừ các nấm bệnh gây lem lép hạt có thể phối hợp Aviso 350SC giai đoạn trước trổ và sau trổ đều (hoặc bộ HAI - BBA).

Rau màu: Trừ sâu khoang, sâu xanh bằng Atabron 5EC (1 lít/ha).

Cây thanh long: Phun phòng định kỳ bộ ba trừ đốm nâu của Công ty CP Nông Dược HAI để phòng trừ nấm bệnh tấn công cành và trái.

Cây tiêu: Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm định kỳ bằng nhóm sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

Cà phê: Bệnh khô cành phun Carbenda Supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; trừ rệp sáp, rệp vảy xanh phun Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha).

 

Xem thêm
Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất