| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh bí hiểm về “cổng địa ngục” ở Siberia

Thứ Ba 29/07/2014 , 16:01 (GMT+7)

Chỉ trong một thời gian ngắn giới khoa học đã được biết đến 4 hố khổng lồ ở vùng đất hẻo lánh Siberia của Nga./ "Hố địa ngục" được hình thành như thế nào?

Các hố khổng lồ này là sự bí ẩn, bí hiểm mà các nhà khoa học chưa giải thích được, khiến có lúc nó được gọi là “cổng địa ngục”, lúc khác lại được mô tả là “nơi tận cùng trái đất”.

Giả thiết đầu tiên là tại hố có sẵn lớp băng dưới lớp đất bề mặt. Khi băng tan, nó trở nên rỗng khiến đất bề mặt sụt xuống tạo thành hố.

Giả thiết thứ hai là nó được tạo ra sau một vụ nổ khí mêtan, khi hỗn hợp giữa nước, muối và khí hợp lại đủ điều kiện cho một vụ nổ ngầm.

Giải thiết cuối cùng và yếu nhất là kết quả của một vụ va chạm giữa thiên thạch với trái đất.


Cổng địa ngục lớn nhất được phát hiện đến thời điểm này có đường kính miệng hố khoảng 78,6 m.


Cổng địa ngục này trên bán đảo Taymyr, được một người chăn tuần lộc vô tình phát hiện. Người này chỉ chút nữa là rơi xuống hố. Thành hố dường như được tạo ra bởi một kỹ nghệ hoàn hảo. Nó có độ sâu khoảng 60 - 100 m với đường kính 4 m.


Trong khi giới khoa học, địa chất học, địa lý học, sử học không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng thì cư dân địa phương coi nó như một huyền tích của thiên nhiên.


Andrei Plekhanov, nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Bắc cực nói rằng kết quả đo đạc địa chất cho thấy đây không phải là kết quả của một vụ nổ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm