| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh trục vớt tàu hàng bị chìm trên vùng biển Quy Nhơn

Thứ Hai 13/11/2017 , 20:20 (GMT+7)

 Bình Định đã chỉ đạo tất cả phương án trục vớt dầu, hàng hóa trên tàu phải thực hiện an toàn tuyệt đối, không để dầu tràn ra biển...

Ngày 13/11, trên vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), nơi có 7 tàu hàng bị chìm trong cơn bão số 12 xuất hiện dày đặc những dây phao vây xung quanh khu vực tàu chìm, nhằm ngăn chặn trường hợp dầu trong các két chứa dầu của tàu bị rò rỉ loang ra mặt nước khi đang trục vớt gây ô nhiễm môi trường biển.

Hôm qua 12/11, Cty TNHH Trục vớt Bảo Trân (TP Quy Nhơn), đơn vị nhận hút dầu, trục vớt hàng hóa trong tàu Hà Trung 98, đã bố trí 18 công nhân, thợ lặn triển khai công việc hút dầu trong chiếc tàu này.

Đại tá Phan Văn Khảm, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung, cho biết: Việc hút dầu, trục vớt hàng hóa trên tàu Hà Trung 98 nói riêng và các tàu bị chìm trên vùng biển Quy Nhơn nói chung, sẽ được chúng tôi và một số đơn vị chức năng có liên quan của tỉnh Bình Định như Sở TN-MT, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn, Bộ đội Biên phòng, Sở NN-PTNT… theo dõi, giám sát kỹ lưỡng.

UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo tất cả phương án trục vớt dầu, hàng hóa trên tàu phải thực hiện an toàn tuyệt đối, không để dầu tràn ra biển.

“Trên tinh thần này, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị nhận trục vớt phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trục vớt thông qua các phương án đã được ngành chức năng phê duyệt. Trong trường hợp, đơn vị trục vớt cần hỗ trợ, nhất là việc ứng phó, ngăn chặn dầu tràn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ nhân, vật lực để thực hiện”, Đại tá Khảm nói.

Một số hình ảnh dây phao vây quanh những tàu hàng bị chìm nhằm ngăn chặn dầu tràn khi trục vớt. Các đơn vị nhận trục vớt tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trục vớt thông qua các phương án đã được ngành chức năng phê duyệt:

19-37-33_img_9468

19-37-33_img_9476

19-37-33_img_9540

19-37-33_img_9559

19-37-33_img_9580

19-37-33_img_9593

19-37-33_img_9633

19-37-33_img_9701

19-37-33_img_9710

19-37-33_img_9720_1

19-37-33_img_9725

19-37-33_img_9729

19-37-33_img_9736

19-37-33_img_9751

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Hàng trăm nhà dân bị sập do gió lốc bất thường ở Tuyên Quang

TUYÊN QUANG Mưa lớn kèm giông lốc đêm 17, ngày 18/4 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã khiến nhiều nhà dân ở các huyện vùng cao của tỉnh này bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm