| Hotline: 0983.970.780

Những ích lợi ít người biết từ vỏ, hạt, lá và hoa bí đao

Chủ Nhật 25/09/2016 , 14:35 (GMT+7)

Người ta đã biết đến công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện kỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiêu thũng của bí đao trong phòng chữa bệnh, nhưng ích lợi đối với sức khỏe của vỏ, hạt, lá và hoa bí đao thì còn ít được nhắc đến...

trng-23084214879

 

Bí đao tính mát, không độc, vị ngọt, giàu dinh dưỡng, là loại thực phẩm rất quen thuộc trong những ngày hè. Người ta đã biết đến công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện kỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiêu thũng của bí đao trong phòng chữa bệnh, nhưng ích lợi đối với sức khỏe của vỏ, hạt, lá và hoa bí đao thì còn ít được nhắc đến.

Vỏ bí đao chứa nhiều vitamin và khoáng nên muốn ăn thì thu hái khi quả còn non, khoảng vào ngày thứ 30. Vỏ bí đao dùng làm thuốc chữa các bệnh sau:

Bài 1: Ung nhọt ngoài da: vỏ bí đao 20g, hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày.

Bài 2: Thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, cầm máu: vỏ bí đao, đậu đỏ, mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.

Bài 3: Phong nhiệt, táo nhiệt, ho: vỏ bí đao 15g, mật ong một ít, chưng nóng ăn mỗi ngày 2 lần.

Bài 4: Viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, cùng với 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này).

Bài 5: Phù khi có thai: Bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa ăn. Nấu nhừ để ăn. Công hiệu kiện tỳ, hành thủy, an thai. Chủ trị phụ nữ bị phù thũng khi mang thai do tỳ hư thấp trở.

Thành phần chính của trái bí đao gồm nước và không có chất béo, với hàm lượng natri rất thấp. Vì vậy, tác dụng của bí đao (hay bí xanh) trị liệu tốt đối với bệnh xơ cứng động mạch, mộng mạch vành tim, tăng huyết áp, viêm thận, ung nhọt, phù thũng...

Chữa hen suyễn: Lấy trái bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín.

Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi.

Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều.

Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ.

Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường – Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt trái bí đao 30g, vỏ trái bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống.

Bí đao là loại quả có khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên nó là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì, ăn bí đao lâu dài có thể giúp cho bạn có một cơ thể thanh thoát. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 0,2 đến 0,5 lít nước bí đao, sẽ có tác dụng giảm cân nhanh chóng.

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất