| Hotline: 0983.970.780

Những khó khăn cùng giải pháp khắc phục trong vụ xuân 2017

Thứ Ba 06/12/2016 , 07:30 (GMT+7)

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vụ ĐX 2016 - 2017 rét sớm nhưng kết thúc muộn do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina đến từ tháng 4/2017. 

Thời tiết từ nay đến lúc đó diễn biến rất khó lường.

Những tháng đầu của vụ ĐX khả năng vẫn xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, rét cực hại, mưa lớn trái mùa vẫn có thể xảy ra. Hiện tượng La Nina mãi đến tháng 4DL mới bắt đầu nên khiến thời điểm này có những đợt không khí lạnh cường độ khá mạnh làm nhiệt độ giảm sâu ảnh hưởng đến phân hóa đòng và trỗ của lúa nếu cấy sớm.

08-00-13_nh-che-m
Gieo mạ xuân sớm che phủ ni lông
 

Lượng mưa cả vụ dự tính thấp hơn trung bình nhiều năm. Đây là những yếu tố rất khó khăn cho sản xuất ở miền Bắc. Để sẵn sàng ứng phó với những điều kiện thời tiết bất lợi đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến tác động đến cây trồng theo chiều hướng có lợi.

- Về cơ cấu trà lúa, giống lúa: Với thời tiết diễn biến phức tạp như trên, tốt nhất các địa phương cần chỉ đạo nông dân ưu tiên phát triển nhiều trà xuân muộn(nếu có thể) cho an toàn. Chọn những giống ổn định với mọi diễn biến thời tiết (giống không mẫn cảm), giống chịu thâm canh để đảm bảo năng suất, chất lượng tốt. Nên chọn các giống lúa có khả năng kháng tốt với đạo ôn, bạc lá và rầy nâu.

Quy vùng sản xuất để đảm bảo một vùng, một giống, một thời gian; nhất là các vùng có bao tiêu sản phẩm. Để làm được điều này, đòi hỏi chính quyền địa phương (từ huyện xuống xã, thị trấn phải vào cuộc chỉ đạo cụ thể). Thực hiện các mô hình sản xuất tập trung sẽ giảm áp lực gây hại của sâu bệnh, dịch hại lại dễ chỉ đạo tưới tiêu, chăm bón, bao tiêu đầu ra (nếu có) cũng dễ dàng. Trong các vùng sản xuất tập trung sẽ thuận lợi cho việc chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, là điều kiện để đạt năng suất cao...

- Thời vụ gieo cấy:

Trà xuân sớm nên gieo từ ngày 10 - 20/12/2016 áp dụng với các giống có TGST 180 - 195 ngày (Xi23, X21, NX30, nếp DT22...). Theo dõi sát sao các dự báo thời tiết của Trung ương và địa phương để linh động thời gian trong khâu làm mạ, tránh để mạ già, mạ ống hoặc gieo quá muộn mạ gặp rét cuối tháng 12/2016 sẽ chết hàng loạt.

Trà xuân muộn: Lựa chọn phương thức gieo mạ nền có che phủ ni lông là an toàn và đảm bảo năng suất cao nhất (thời gian gieo mạ nên tiến hành trong khoảng từ đầu đến trung tuần tháng 2 DL) cấy mạ non khi cây có 2,5 - 3 lá.

Đối với các địa phương áp dụng phương thức gieo thẳng nên đợi sau tiết lập xuân mới tiến hành ném mống sẽ an toàn hơn (sau ngày 5/2 DL). Các giống có TGST từ 125 - 130 ngày đưa vào trà này là phù hợp. Nên chọn các giống lúa thuần hay lúa lai có nhiều ưu điểm nổi trội về tiềm năng năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh khá, ít mẫn cảm với thời tiết bất thuận (ưu tiên các giống lúa mới đã được công nhận)...

* Chú ý: Các giống ngắn ngày trà xuân muộn tuyệt đối không nên gieo mạ qua đông trước ngày 25/1/2017 (trừ diện tích sản xuất lúa giống).

Nếu khi gieo mạ xuân muộn hay gieo thẳng gặp thời tiết rét đậm rét hại kéo dài có thể áp dụng các biện pháp cải tiến thay thế bằng cách gieo mạ trong hộp xốp, gieo mạ khi hạt thóc mới nứt nanh...

- Xử lý đất trồng: Ruộng trước khi gieo cấy cần được cày ải phơi nỏ (đối với diện tích đất không trồng màu vụ đông) hoặc xới xáo, thu dọn vệ sinh, xử lý sau khi thu hoạch cây vụ đông. Trước khi gieo cấy khoảng 10 - 12 ngày được đổ nước ải ngâm dầm cho ngấu để tạo nền thâm canh. Thực hiện tốt được khâu này đòi hỏi công tác thủy nông nội đồng phải được tiến hành sớm và đồng bộ, chu tất.

- Chăm sóc và bảo vệ mạ: Dược mạ xuân cần chọn ở những vị trí khuất gió bấc, không gần khu gò đống hoặc vùng chuyển đổi, khu công nghiệp để tránh chuột phá hại. Khu gieo mạ phải thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ. Tuyệt đối không được bón đạm cho các trà mạ.

Đối với mạ gieo trên nền đất cứng, mạ sân cần chọn các chất làm giá thể phải an toàn, tốt cho mạ phát triển (giàu mùn, giàu dinh dưỡng hữu cơ không bị ô nhiễm hóa chất, khí độc...). Chia luống để gieo mạ và che phủ bằng khung ni lông trắng cao 80 - 100cm. Chăm sóc mạ bằng dinh dưỡng hữu cơ bổ sung thêm vi lượng và kali trắng phun qua lá.

Thực tế cho thấy việc bổ sung một lượng nhất định nấm đối kháng hay nấm cộng sinh vào giá thể mạ gieo trong vụ xuân là rất hiệu quả. Cây mạ có bộ rễ khỏe, dài, hút được nhiều dinh dưỡng và có tỷ lệ sống sót cao sau gieo cấy dù gặp rét đầu vụ.

+ Ngoài công tác chỉ đạo nông dân tập trung gieo cấy thành vùng theo hướng một vùng, một giống, một thời gian (ưu tiên lựa chọn các giống có kết quả cao trong nhiều vụ, được nhà nước trợ giá giống để nông dân hưởng lợi), cần khuyến cáo, tư vấn nông dân lựa chọn và áp dụng phân bón tổng hợp, phân bón vi sinh hữu cơ thay thế phân chuồng. Chú ý bón đủ phân hữu cơ, phân lân, tăng cường kali nhằm đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho lúa để tạo cây khỏe.

+ Coi trọng công tác BVTV bao gồm công tác dự tính, dự báo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại ở thời điểm mẫn cảm. Riêng bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông cần chú ý phòng bệnh theo hướng tổng hợp (chăm sóc cân đối dinh dưỡng, phun thuốc phòng bệnh khi thời tiết ưu tiên cho nấm phát triển...). Công tác diệt chuột tiến hành sớm ngay khi đổ ải và các lần tiếp theo trong vụ, triển khai đồng loạt, cùng thời điểm để đạt hiệu quả...

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất