| Hotline: 0983.970.780

Những kiểu liên doanh lạ

Thứ Sáu 25/01/2013 , 10:26 (GMT+7)

Sau khi sắp xếp, diện tích đất của các nông lâm trường bị thu hẹp rất nhiều. Có ý kiến xin giữ đất, có ý kiến xin giao đất lại cho địa phương, các hộ dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu khư khư ôm đất thì nông lâm trường không thể thành công.

Sau khi sắp xếp, diện tích đất của các nông lâm trường bị thu hẹp rất nhiều. Có ý kiến xin giữ đất, có ý kiến xin giao đất lại cho địa phương, các hộ dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu khư khư ôm đất thì nông lâm trường không thể thành công.

>> Gỡ mớ bùng nhùng nông lâm trường

Liên doanh ngược

Tại Hội thảo về quản lý đất nông lâm trường nhằm đánh giá về thực trạng, vướng mắc trong quản lý sử dụng đất vừa rồi tại Hà Nội, ông Đỗ Khắc Thành, Giám đốc Cty Lâm nghiệp Hàm Yên (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) khẩn cầu xin được giữ đất. Vậy mà bây giờ gặp lại, vị giám đốc này bảo, tốt nhất là nên giao đất cho dân vì nếu giữ được đất, với thực trạng, cơ chế chính sách hiện nay công ty chưa chắc đã làm nổi.

Trước sắp xếp đổi mới, Lâm trường Hàm Yên (nay là Cty Lâm nghiệp Hàm Yên) được giao quản lý diện tích đất lên đến 26 ngàn ha. Sau khi thực hiện Nghị quyết 28 của Chính phủ, Cty Lâm nghiệp Hàm Yên chỉ còn lại 5.600 ha nhưng có tới 3.200 ha đất lâm nghiệp đã bị người dân xâm lấn. Thực ra, chuyện xâm lấn trở thành thực trạng chung ở các nông lâm trường và khái niệm “xâm lấn” xem chừng quá nặng nề. Một vị lãnh đạo ở huyện Hàm Yên bày tỏ quan điểm rằng không thể gọi là xâm lấn vì hầu hết người dân canh tác trên đất nông lâm trường hàng mấy chục năm rồi. Đất lâm trường bỏ hoang, trong khi người dân lại không có đất sản xuất, nghịch lý trờ trờ như thế mà gọi xâm lấn là quá nặng nề. Điều quan trọng cần giải quyết thế nào để hài hòa, phù hợp, bởi nhu cầu đất sản xuất của người dân là điều cốt lõi nhất.


Giải pháp khả thi nhất của các nông lâm trường vẫn là thực hiện mô hình liên doanh

Năm ngoái, khi UBND tỉnh tuyên Quang xuống trát yêu cầu quy hoạch và thu hồi một số diện tích đất của các nông lâm trường, Cty Lâm nghiệp Hàm Yên bị giảm diện tích đất sản xuất đáng kể. Từng xin giữ đất nhưng ngay cả khi chỉ còn vỏn vẹn 1.700 ha ông Thành khẳng định là nếu đơn độc sản xuất thì không làm nổi. Tiền không có, chủ yếu trông vào nguồn vốn vay nhưng thời điểm này việc vay vốn các ngân hàng hết sức khó khăn. Đất chưa quy hoạch xong nên chưa được cấp sổ đỏ, chu kỳ rừng lại dài nên chẳng ngân hàng nào dám cho các công ty lâm nghiệp vay.

Đã có thời điểm, lâm trường này “chết lâm sàng” do chẳng xoay nổi đồng vốn nào. Vừa thực hiện giao khoán, vừa quy hoạch lại để trao trả đất cho địa phương, Cty Lâm nghiệp Hàm Yên có những thay đổi hết sức bất ngờ. “Sản lượng gỗ trên một ha tăng, từ 40-50m3/ha bây giờ lên 90-100m3/ha. Rừng được bảo vệ rất tốt, nếu trước đây số gỗ người dân chặt trộm hàng ngàn khối, chất đầy trụ sở lâm trường thì bây giờ chẳng có một cây nào. Từ chỗ 30 bảo vệ, bây giờ chúng tôi chỉ cần 2 người, chủ yếu là tuần tra rừng chứ chẳng phải làm gì”, ông Thành chia sẻ.

Đổi mới tư duy về quản lý đất, Cty Lâm nghiệp Hàm Yên tiến hành giao khoán và trồng rừng liên doanh cho các hộ dân theo 4 hình thức. Mỗi hình thức là một mức đầu tư khác nhau. Tỷ lệ phần trăm sản phẩm được chia theo tỷ lệ đầu tư. Mô hình giao khoán hay liên doanh cũng đều thành công cả. Thứ nhất là giảm áp lực về vốn cho công ty, kéo người dân đầu tư vào rừng, xã hội hóa nghề rừng. Do đất đai bùng nhùng một thời gian dài nên Lâm trường Hàm Yên chưa được cấp sổ đỏ, không thể vay vốn ngân hàng. Một chu kỳ sản xuất từ 7-10 năm nên công đoạn nào cũng thiếu tiền đầu tư cả. Khi thực hiện trao trả đất cho địa phương, người dân được sở hữu đất, phía công ty chuyển sang làm dịch vụ, đầu tư kỹ thuật, bán cây giống nên bài toán vốn được giải quyết. Ở hoàn cảnh hiện tại, người nếu có đất trồng rừng sẽ thuận lợi nhờ được hỗ trợ từ các dự án 661, chương trình 5 triệu ha rừng…

Nói cách khác, Cty Lâm nghiệp Hàm Yên và người dân địa phương đang thực hiện mô hình liên doanh ngược. Dân có tiền, công ty có kỹ thuật, có giống. Thứ hai, rừng liên doanh được bảo vệ chặt chẽ. Công ty nhận thức được chuyện đầu tư trồng rừng dài hơi, vốn nhiều nên mỗi khi người dân có nhu cầu về tiền thì làm tờ trình, hai bên cùng xác minh, nhờ UBND xã làm trọng tài chứng kiến, tạo cơ chế cho bán một vài cây. Cách làm đó vừa phát huy được giá trị đất rừng, vừa giữ được mối quan hệ giữa công ty với người dân địa phương.

Hướng đến liên doanh công nghệ cao

Việc trao trả đất cho địa phương không chỉ giải quyết bài toán vốn và công tác bảo vệ, nhiều nông lâm trường ở Tuyên Quang lột xác hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Cách làm của họ hoàn toàn theo nhu cầu thị trường.

Tiền thân của Cty CP chè Mỹ Lâm là Nông trường chè tháng 10 (xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Cơ chế quản lý đất lỏng lẻo khiến nông trường này có đất cũng như không vì người dân trồng chè cổ thụ trên đó từ mấy chục năm nay rồi. Thực trạng mà ông Nguyễn Duy Hùng, Tổng Giám đốc Cty gọi là đa sở hữu, một mảnh đất nhiều chủ. Những xung đột đất đai khiến Nông trường chè tháng 10 phải giải thể. Chè thì của dân, đất của nhà nước, nhưng nếu bảo thu hồi đất của dân để tập trung sản xuất với công ty gần như là điều không thể vì giá trị cây chè cổ thụ bây giờ quá lớn, không có tiền để đền bù tài sản trên đất. Cty chè Mỹ Lâm ra đời từ thực trạng mà ông Hùng bảo là “như một mớ bòng bong” do Nông trường chè Mỹ Lâm để lại. Để tháo gỡ thực trạng “đất đa sở hữu”, Cty chấp nhận hình thức liên doanh rất lạ.

Để chứng minh việc các nông lâm trường cần những bước đi táo bạo, chúng tôi xin được dẫn thực trạng của Cty Lâm nghiệp Tuyên Bình (TP Tuyên Quang). Từng quản lý 4.600 ha đất lâm nghiệp nhưng sau khi sắp xếp đổi mới, trả lại đất cho địa phương công ty này chỉ còn lại 2.000 ha. Việc giao khoán đất đã giảm nhiều áp lực về vốn nhưng từ năm 2010 rơi vào thảm cảnh thiếu tiền. Mỗi ha rừng sản xuất cần đầu tư tầm 35-40 triệu một chu kỳ. Vay vốn ưu đãi thủ tục rất ngặt nghèo nên mấy năm nay đầu tư vào rừng theo kiểu cầm chừng. Ông Bùi Thu Thủy, Phó giám đốc công ty than rằng, nếu không có cách làm khác, không có cơ chế chính sách cho vay vốn thì những nông lâm trường như Tuyên Bình chết ngắc

Đó là đầu tư phần lớn chi phí để người dân địa phương sản xuất chè trên đất của mình. Với diện tích 400 ha giao khoán cho 700 hộ dân, Cty chè Mỹ Lâm tiến hành sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững, nôm na gọi là chè sạch. Theo mô hình này, toàn bộ chi phí đầu tư cho một vụ chè như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đều do công ty đảm nhiệm, người dân chỉ việc thực hiện đúng quy trình sản xuất. Đến thời vụ thu hoạch bán sản phẩm cho công ty.

Để thực hiện mô hình này, phía công ty chịu trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo người dân bón từ 5.000 đến 7.000 tấn phân hữu cơ cho trên 400 ha chè để cải tạo đất. Sử dụng 100% thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong quá trình chăm sóc cây chè, hạn chế dùng phân bón vô cơ làm cứng đất. Đồng thời công ty cũng đã trồng hơn 10.000 cây bóng mát trên đồi chè và trên 25.000 m hàng rào thực vật để bảo vệ vườn chè và bảo vệ môi trường.

Với thực trạng khó khăn như hiện nay thì Cty chè Mỹ Lâm đào đâu ra tiền đầu tư? Ông Hùng làm phép tính đơn giản: Sản xuất chè theo hướng nông nghiệp hữu cơ hơi tốn kém nhưng sản phẩm có giá cao, xuất khẩu ra nước ngoài. Như năm 2012 vừa rồi công ty xuất gần 1.000 tấn chè thành phẩm, doanh thu gần 40 tỷ đồng, thừa sức rót tiền cho 700 hộ dân đầu tư sản xuất. Nhờ kiểu liên doanh này mà bài toán đất đai được giải quyết ổn thỏa. Người dân được đầu tư, còn phía công ty chỉ cần sản phẩm đủ tiêu chuẩn. (Hết)

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.