| Hotline: 0983.970.780

Những 'lão tướng' xung trận cơ giới hóa: Ông Loạn hết 'loạn' đi vay

Thứ Tư 05/08/2015 , 06:10 (GMT+7)

Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của VN thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, hiện mới chỉ đạt bình quân 1,6 HP/ha canh tác trong khi Thái Lan 4 HP/ha, Trung Quốc 8 HP/ha, Hàn Quốc 10 HP/ha. 

Điều đó đồng nghĩa với việc nông dân VN vẫn chủ yếu “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Tình trạng đó ở Hà Nội đang dần được thay đổi khi có những nông dân tiên phong trong cơ giới hóa đồng bộ nông nghiệp, đặc biệt là sự góp mặt của những “lão tướng” đã bước vào độ tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Ông Nguyễn Phạm Loạn, Chủ nhiệm HTXNN Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì) kể lại, địa phương mình có 130 ha đất lúa, trước vẫn phải thuê máy ngoài vào cày bừa. Thời vụ phụ thuộc, giá cả tùy tiện, nơi nào dễ thì làm, nơi nào khó như lầy thụt thì bỏ, không chịu làm.

cy-my-1120343135
Ông Loạn trên chiếc máy Kubota

Bởi thế, số diện tích đất bỏ hoang ở thôn Vĩnh Ninh vào khoảng 10 - 20% tùy từng vụ. Từ năm 2012 sau khi đi tham quan một số nơi đã áp dụng máy cày, máy gặt, máy cấy vào SX, làm ăn có hiệu quả, ông Loạn đã tổ chức đại hội xã viên. Toàn bộ bà con biểu quyết, nhất trí 100% đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đầu tư mua hai máy cày Kubota.

Vấn đề là khi đó thành phố chưa có chính sách hỗ trợ vốn để sắm máy nên ông Chủ nhiệm phải vác "sổ đỏ" của gia đình mình đại diện cho HTX đi vay vốn ngân hàng. Nào chứng minh thư, nào sổ đỏ, nào sổ hộ khẩu, cái gì ông cũng có nhưng đến đoạn cán bộ ngân hàng hỏi đăng ký kết hôn của hai ông bà thì lão đành chịu. Bảy chục tuổi đầu, cưới vợ ngót nửa thế kỷ rồi thì đào đâu ra cái tờ giấy đăng ký kết hôn ấy? Thế là kế hoạch vay vốn ngân hàng của ông rơi vào thế phá sản.

Không chịu đầu hàng, ông lão xoay sang cách huy động vốn từ trong những xã viên của mình. Ai cho HTX vay tiền thì chính người đó được quản lý, trông nom và trực tiếp lái máy. Tiền dịch vụ làm được dành để trả vốn vay cho chủ đầu tư, khi nào hết thì chia theo tỷ lệ góp vốn.

Sau thương vụ mua máy, rất may là Vĩnh Ninh được chọn làm nơi dồn điển đổi thửa điểm. Trước, mỗi hộ có 5 - 7 mảnh ruộng giờ chỉ còn 1 mảnh, hoặc là ruộng (nếu trồng trọt) hoặc là ao (nếu nuôi trồng thủy sản), ruộng lớn có gia đình được 5 - 6 sào, còn không tối thiểu cũng được 1 sào nên rất tiện cho cơ giới hóa đồng bộ.

HTX đầu tư thêm máy cấy. Ngày 2 người điều khiển máy cấy được trên 1 ha, tương đương với 30 người "chổng mông" cấy kiểu thủ công. Mức phí đồng bộ từ gieo mạ, thóc giống cộng công cấy là 250.000 đ/sào, chỉ ngang với công cấy thông thường chưa kể cơm nuôi, thóc giống, công gia đình làm mạ. Có máy cấy địa phương tiếp tục đầu tư máy gặt đập liên hợp Kubota DC 35 để khép kín quy trình SX.

3 chiếc máy gặt đập liên hợp mua về được hỗ trợ 50%. Không đợi hỗ trợ, năm 2014 một gia đình ở Vĩnh Ninh tự đầu tư mua tiếp một máy, năm 2015 một gia đình nữa cũng đăng ký xin mua bởi hiệu quả trông thấy quá rõ ràng. Công gặt máy là 180.000 đ/sào so với gặt thủ công 250.000 đ/sào chưa kể công phụt 80.000 đ/sào, cơm nuôi thợ gặt nên bà con vô cùng săn đón.

Ông Loạn cười khà khà: “Người dân sướng quen rồi. Vụ cấy có người chở mạ đến tận ruộng rồi cấy. Vụ thu hoạch, mang tiền đến ngồi trên yên xe máy nơi đầu bờ, chỉ thửa ruộng nào cần gặt là có người mang bao tải, mang dây buộc, lái máy đến thu hoạch cho.

Gặt xong lại có xe chở về tận cổng nhà, chỉ việc đổ thóc ra phơi. Nếu quay lại cái thời mọi thứ đều phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt như thủa trước thì nông dân Vĩnh Ninh bỏ ruộng hết.

Chúng tôi đang định đầu tư thêm 7 máy cấy nữa nhưng hiện tại nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất chứ không hỗ trợ theo % tỷ lệ mua máy, ngoài ra còn cần đầu tư nhà xưởng, sân làm mạ tốn thêm khoảng mấy tỉ đồng nữa nên vẫn băn khoăn đấy cậu ạ”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm