| Hotline: 0983.970.780

Những ngành nghề cấm kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam

Thứ Hai 08/09/2014 , 14:40 (GMT+7)

Thay vì đề xuất 8 ngành nghề cấm kinh doanh và đầu tư, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã thống nhất đưa 11 ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, số ngành nghề được gỡ bỏ lệnh cấm chỉ là 40 thay vì 43 như đề xuất trước đó

Tổng số 11 ngành nghề sẽ bị cấm kinh doanh, đầu tư thay vì đề xuất chỉ cấm 8 ngành như trước đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ và Bộ, ngành liên quan. Đây là danh sách cuối cùng trong dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) vừa được gửi đến các Đại biểu Quốc hội sáng nay ngày 8/9/2014.

11 ngành chứ không phải 8 ngành sẽ bị cấm kinh doanh, đầu tư
Pháo là 1 trong 11 ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh theo dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) được ban hành
 

Như vậy, theo đúng lộ trình, Bộ KH&ĐT sẽ trình UBTV Quốc hội thông qua vào tháng 9/2014 trước khi thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII vào cuối năm nay. Với việc cấm thêm 3 ngành so với 8 ngành nghề như đề xuất, thì chỉ có 40 ngành, nghề sẽ thoát “vòng kim cô” cấm kinh doanh và đầu tư so với 43 ngành được dự tính như trước đây.

Trước đó, tại cuộc họp Thường kỳ Chính phủ ngày 19/8, Chính phủ đã nhất trí với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) chỉ cấm 8 ngành, nghề đầu tư và kinh doanh thay vì danh mục 51 ngành, nghề bị cấm được rà soát đang tồn tại trong các dự án luật của các bộ. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ ngành phối hợp rà soát và loại bỏ các ngành, lĩnh vực “không cần thiết” cấm kinh doanh và đầu tư hoặc đã lạc hậu so với thế giới  nhằm tạo điều kiện tối đa cho DN kinh doanh, đầu tư.

Các ngành nghề bị cấm kinh doanh và đầu tư trong dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) trong mục 1, Điều 4, Luật Đầu tư (sửa đổi) sắp tới là:

1. Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, trừ trường hợp được Nhà nước đặt hàng;

2. Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại phụ lục 1 của luật này trừ việc sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

3. Kinh doanh các loại hóa chất bảng 1 theo công ước quốc tế quy định tại phụ lục 2 của luật này;

4. Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo tín hiệu, pháo hỏa thuật theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

5. Kinh doanh mại dâm;

6. Mua, bán người và các bộ phận cơ thể người;

7. Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, thuộc phụ lục 1 công ước CITES và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm I theo quy định tại phụ lục 3 của luật này;

8. Các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

9. Kinh doanh các loại động vật biến đổi gien;

10. Kinh doanh văn hóa phẩm xâm phạm an ninh quốc gia, đạo đức xã hội;

11. Kinh doanh hàng giả, các mặt hàng độc hại xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người trừ các mặt hàng thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm