| Hotline: 0983.970.780

Những ngày tác nghiệp ở 'chảo lửa' Đồng Tâm

Thứ Năm 22/06/2017 , 06:50 (GMT+7)

Với chúng tôi - những phóng viên có mặt tại “chảo lửa” Đồng Tâm những ngày trung tuần tháng tư, đã có những trải nghiệm đặc biệt.

Trải nghiệm của những người góp sức “bắc những nhịp cầu” qua hào sâu pháp lý và định kiến, khi quan điểm của chính quyền và nhân dân ở thế đối nghịch.

10-25-58_dong-tm1
Phóng viên Phùng Minh Phúc tác nghiệp tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm

Ngày 15/4, đôi mắt của người dân hiền lành thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bỗng trở nên giận dữ. Sự tức tối bắt nguồn một văn bản thu hồi hơn 50ha đất tại xứ đồng Sênh (thuộc thôn Hoành) của Bộ Quốc phòng để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 từ trước đó. Hàng loạt đơn thư tố cáo đã được gửi tới các cấp chính quyền từ huyện đến thành phố. Lãnh đạo địa phương đã bị cảnh cáo, khiển trách. Cảnh sát đã bắt nguyên chủ tịch xã và nguyên cán bộ địa chính xã Đồng Tâm.

Sau khi “điểm nóng” Đồng Tâm được hạ nhiệt vào chiều ngày 22/4, thay mặt TP Hà Nội, người đứng đầu Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong gửi lời cảm ơn sự vào cuộc đầy tinh thần trách nhiệm của các cơ quan báo chí khi thông tin chân thực và tương đối đầy đủ, toàn diện về tình hình diễn ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức.

Từ cuối 2016, tình hình khiếu kiện, tổ chức các hoạt động đòi đất tại Đồng Tâm diễn biến phức tạp hơn. Sự đối ngược về quan điểm giữa người dân thôn Hoành với chính quyền ngày càng trầm trọng, mà đỉnh điểm là ngày 15/4/2017, Công an Hà Nội đã bắt giữ một số người được cho là “gây rối trật tự công cộng” đã gặp phải sự phản kháng của nhiều người dân Đồng Tâm. Sau đó 38 người thi hành công vụ đã bị bắt giữ nhằm gây sức ép để “chính quyền phải vào cuộc, giải quyết việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định”, đồng thời, đòi trả tự do cho những người bị bắt ngày 15/4.

Vụ Đồng Tâm trở thành điểm nóng điển hình về mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng, kích động, tung tin rằng đây là một cuộc bạo động.

Nhận được thông tin ban đầu, một số phóng viên đã tiếp cận hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Thế nhưng, mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành đều bị khoá chặt bằng những đống đá sỏi ngổn ngang; ngọn tre, cây gỗ... Các phòng tuyến bảo vệ được bố trí thành nhiều lớp và luôn luôn có những tốp người tuần tra, lục soát, chất vấn, cản trở và sẵn sàng “xử luật rừng” với những người lạ mặt cố tình bước vào làng. Ở một diễn biến khác, mọi “cánh cổng” dẫn đến thông tin từ nhà chức trách cũng bị bít lại.

Những phóng viên “chiến trường” vẫn kiên trì bám trụ, để rồi chỉ ít ngày sau đó cầu nối đã được thiết lập để góp tiếng nói công tâm lên công luận, nỗi niềm của người thôn Hoành tuôn ra như dòng thác, chẳng thể ngăn được. Phóng viên, nhà báo, với họ không còn là… đối tượng phải xua đuổi, xa lánh. Họ thậm chí còn “tiếp tế” đồ ăn, thức uống và chỗ ở cho chúng tôi trong những ngày tác nghiệp ở Đồng Tâm.

10-25-58_dong-tm2
Cán bộ, chiến sĩ được thả sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối thoại thành công với nhân dân Đồng Tâm

Hoá ra, những người nông dân hiền lành, thật thà chưa hề “biến chất”. Họ không phải là “phần tử” chống đối Đảng, Nhà nước được những thế lực xấu thêu dệt.

Trong những ngày sục sôi ấy, ở Đồng Tâm không chỉ diễn ra một cuộc đối thoại (giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với nhân dân thôn Hoành tại hội trường UBND xã Đồng Tâm) mà có rất nhiều cuộc đối thoại gián tiếp, được các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức trên mặt báo và sóng vô tuyến truyền hình. Cuối cùng, những tư tưởng khác biệt cũng đã tìm được tiếng nói chung. Vụ việc ở Đồng Tâm dù chưa có hồi kết, nhưng báo chí đã góp phần quan trọng trong việc “hạ nhiệt” các “điểm nóng” về tranh chấp, mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân với tinh thần phản ánh thông tin khách quan, trung thực và đa chiều.

Chúng tôi viết lên chia sẻ này chỉ để chuyển tải một thông điệp rằng: Dù ở xã hội nào, hoàn cảnh nào, những nhà báo dũng cảm, “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” vẫn luôn là động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.