| Hotline: 0983.970.780

Những người chưa biết "mùi" tiền Tết

Thứ Hai 18/01/2010 , 16:15 (GMT+7)

Tết đến, người người, ngành ngành rộn ràng tiền thưởng. Ấy thế mà lại có những người cả chục năm chưa biết "mùi" tiền Tết. Chuyện tưởng đùa mà có thật. Ở Bình Định có những cán bộ Nhà nước chưa hề biết đồng tiền thưởng Tết “tròn méo” thế nào!

Chuyện tưởng đùa mà có thật. Ở Bình Định có những cán bộ Nhà nước chưa hề biết đồng tiền thưởng Tết “tròn méo” thế nào!

Đã sang đầu tháng Chạp, bước vào cổng Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định tôi bắt gặp mấy anh em Cty ngồi cặm cụi lặt lá những cây mai trước sân. Vừa bắt tay ông Nguyễn Văn Phú- GĐ Cty tôi vừa chào một câu rất không khí Tết: “Tết năm nay cơ quan thưởng thiếc thế nào hả anh?”.

Ông Phú cười gượng: “Bao lâu nay cơ quan không hề có khái niệm thưởng Tết anh à. Cty chúng tôi hoạt động công ích, phục vụ là chính. Hằng năm chúng tôi xây dựng kế hoạch hoạt động rồi trình UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có quỹ lương. Cuối năm, quỹ lương này còn thừa được bao nhiêu thì chúng tôi chia đều cho mỗi người từ cán bộ gián tiếp đến công nhân trực tiếp gồm 262 người tí chút gọi là chứ làm gì có khoản nào mà thưởng với thiếc. Tết năm nay, “chắt mót” lắm mỗi người cũng chỉ được hỗ trợ ăn Tết chừng 300.000đ”. 

Anh thủ đập Huỳnh Xuân Phú

Nếu ai hình dung hết những cơ cực của người làm công tác thủy lợi trong 1 năm để rồi được hỗ trợ ăn Tết chỉ vài trăm ngàn mới thấy khoản tiền này “bèo bọt” đến dường nào. Ông Nguyễn Thanh Thiên- GĐ Xí nghiệp Thủy lợi 4 đóng trên địa bàn huyện Tuy Phước tâm sự: “Chúng tôi đang quản lý 4 hồ chứa nước, đều nằm trên miền núi heo hút. Những người làm công tác bảo vệ, quản lý hồ đập phải thường xuyên túc trực tại công trường vì toàn bộ thiết bị cơ khí vận hành cống đều nằm hết ngoài trời nên hầu như cả năm phải bám núi bám rừng. Trộm nó rinh mất một cái máy thì tù mọt gông”.

Rồi ông Thiên minh họa thêm: “Công nhân quản lý, vận hành cống ngoài việc theo dõi mực nước hồ, theo dõi lún nứt, đào phá các tổ mối, duy tu dầu mỡ các thiết bị cơ khí còn phải phát dọn cỏ mái đập. 1 mái đập dài nhất rộng khoảng 40.00m2. Những người làm công tác này là suốt đời “cắm đầu” cắt cỏ vì vừa phát dọn đến đầu kia, cỏ ở đầu này đã xanh um trở lại. Mấy năm nay được trang bị máy cắt cỏ chứ trước đây anh em phát dọn bằng rựa chai cả tay. Nguy hiểm nhất là những người quản lý các đập dâng phải đóng mở ván phai. 1 tấm ván phai dài 2m, dày 1 tấc lại ngâm dưới nước thì nặng biết chừng nào. Riêng tại đập Thông Chín thuộc hệ thống đập Thạnh Hòa (An Nhơn) đã có đến 900 tấm ván phai. Mùa lũ cách đây 6 năm, tại đập Thạnh Hòa 1 anh Đặng Văn Lập đang tháo ván phai bị tuột cây lộn đầu xuống đập. Nhờ có chiếc sõng của người chăn vịt buộc gần đó chứ không anh Lập nay đã “xanh cỏ” rồi".

Những công nhân trực tiếp cũng cơ cực không kém. Mỗi người phải quản lý 250 ha ruộng ở đồng bằng và 100 ha ở miền núi cùng 6km kênh mương. Đến vụ mà kênh mương chưa phát dọn kịp để thông nước thì họ phải huy động cả vợ con ra làm. Đến mùa hạn họ phải trực ngoài đồng cả đêm canh chừng nông dân tháo trộm nước. Bất kể hiểm nguy mưa lũ, cháy người dưới nắng hạn những cán bộ thuỷ nông phải hoàn thành công việc, vì mùa vụ không chờ họ. Ấy vậy mà sau 1 năm vất vả, lương tháng nào đã “xào” hết tháng ấy, đến cái Tết mà chỉ được nhận 300.000đ thì biết ăn tiêu, xoay xoả kiểu gì.

Dong xe máy lên đập Tháp Mão thuộc Xí nghiệp Thủy lợi 3 nằm trên địa bàn huyện An Nhơn, tôi được nghe anh thủ đập Huỳnh Xuân Phú kể: “Tôi làm thủ đập Tháp Mão này từ năm 1993. Do đặc thù của công việc nên phải ngày đêm bám trụ, cả lễ, Tết. Nhà chỉ cách đập non 1 cây số nhưng chẳng mấy khi về nên tôi xin phép cơ quan đưa vợ ra đập ở cùng cho ấm cúng. Đã nhiều năm nay cả nhà đều ăn Tết tại căn nhà thủ đập này. Mà nói vậy cho vui chứ lương tháng hơn triệu bạc không nuôi nổi 2 đứa con đang học đại học ở TPHCM và 1 đứa đang học lớp 10 nên phải trông cả vào 4,5 sào ruộng vợ làm thì làm sao dám nghĩ đến chuyện ăn Tết. Làm việc gần 20 năm rồi mà đến nay tôi vẫn chưa có được cái nhà riêng, phải còn ở nhờ cha mẹ. Những ngày gần Tết vợ chồng tôi ngại về quê lắm. Mình thì chẳng có thưởng thiếc gì, về lẳng lặng tay trắng tủi thân lắm”.

Chị Hà Thị Kim Nga, vợ anh Phú mắt ngân ngấn nước: “Năm nay cơ quan hỗ trợ cho chồng em được 300.000đ em tính sẽ mua đươc 1kg hạt dưa và vài cân thịt để mấy đứa con học ở TPHCM về có cái ăn Tết. Biết hoàn cảnh, năm nào cha mẹ 2 bên cũng gửi cho bánh, mứt để khách đến không phải buồn tẻ với ly trà lạt, chén rượu suông. Đã nhiều năm rồi 3 đứa con của em chưa được sắm quần áo Tết, may mắn là đứa nào cũng biết hoàn cảnh của cha mẹ nên không than phiền gì, vẫn vui vẻ đạm bạc cùng ba mẹ trong căn nhà thủ đập này. Cứ mỗi Tết đến là vợ chồng em lo bấn lên, nhất là khoản tiền xe cho 2 đứa con về quê ăn Tết xong vô lại trường. Giá xe ngày Tết lại đắt gấp 3 gấp 4 bình thường”. Như để giấu khách những giọt nước mắt đang trào dâng, tâm sự dứt lời chị Hà tất tả bước ra vườn mai bên cạnh nhà.

Như để xóa đi cái không khí Tết buồn bã của những người nghèo trong căn nhà thủ đập tềnh toàng, tôi cùng anh Phú theo chân chị Nga ra vườn mai. Nhìn đôi tay điệu nghệ của chị Nga lặt lá mai, anh Phú vừa tâm sự thêm: “Bí quá, 3 năm nay tôi mượn khoảng sân này của cơ quan trồng được 100 chậu mai kiểng để kiếm lối thoát cho cuộc sống gia đình. Công việc cơ quan kín đặc nên việc chăm sóc vườn mai cũng đều trông cả vào tay vợ”. Rồi anh Phú nhìn khắp lượt vườn mai nói: “Hy vọng sang năm bán được mai thì vợ chồng con cái tôi sẽ có được 1 cái Tết tươm tất”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm