| Hotline: 0983.970.780

Những nụ hồng nở vội

Thứ Ba 01/06/2010 , 09:29 (GMT+7)

Nạn tảo hôn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng trở nên phổ biến. Quan niệm hôn nhân “tự nhiên" đã ăn sâu vào nếp nghĩ...

Viên Thị Thược (thôn A Ka 2) đã bỏ học lấy chồng năm 14 tuổi, nay đã có con hai tuổi

Nạn tảo hôn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng trở nên phổ biến. Với quan niệm hôn nhân “tự nhiên" đã ăn sâu vào nếp nghĩ và trở thành một lề thói xấu chưa thể ngăn chặn được khiến đời sống càng thêm đói nghèo. 

Đôi vợ chồng học sinh

Men theo con đường nhỏ gồ ghề và nhão nhoẹt bùn đất, chúng tôi đi vào ngôi nhà xập xệ nằm hút sâu ở cuối thôn A Roàng 1 (xã A Roàng) của vợ chồng Klum Nhông. Khi chúng tôi đến, cửa vẫn mở toang, ngôi nhà vắng ngắt không một bóng người. Nói là nhà nhưng thực ra đó là một túp lều xập xệ, rộng chừng bảy tám mét vuông, lợp bằng tranh, vách nứa che kín.

Bà Hồ Thị Viên, mẹ của Nhông, kể về câu chuyện tình học sinh của Klum Nhông: “Đang học lớp 8 thì thằng Nhông đùng đùng đòi chuẩn bị sính lễ để mang đi cưới vợ. Người yêu hắn là con bé hàng xóm, học hơn một lớp. Tui quá bất ngờ, ai cũng kiên quyết can ngăn vì đang đi học mà cưới vợ làng xóm họ cười chê. Nhưng khi biết người yêu nó đã có bầu gần bốn tháng thì tui phải đi vay mượn bà con để lo đám cưới”.

Theo tục lệ cưới hỏi của người Tà Ôi, gia đình Klum Nhông phải sắm đủ lễ bộ mang sang nhà gái để thách cưới. Dù gia đình thuộc diện hộ nghèo, chồng chết sớm nhưng bà Viên cũng phải gắng gượng lo đủ sính lễ cho con trai, gồm một con trâu, một con bò và sáu con lợn để sang nhà gái rước dâu về khi vừa 15 tuổi. Sau lễ cưới rình rang, hai vợ chồng Nhông được anh em dựng cho túp lều tranh ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Suốt hơn ba năm, hàng ngày Nhông chở vợ đến trường học tập, hết buổi học “vợ chồng học sinh” lại lao vào công việc để kiếm miếng ăn và lo chi phí chuyện học hành. Gánh nặng cơm áo ngày càng ghì xiết đôi vai hai vợ chồng khi đứa con chào đời. Nhông kể: “Gần đến ngày sinh vợ em mới xin phép trường nghỉ học ba tuần, sau đó lại đi học bình thường. Sáng đi học, vợ cho con bú rồi giao lại cho bà nội trông coi đến chiều mới về nhà”.

Phạt nặng vẫn không ăn thua

Cưới vợ lúc đang học lớp 8, Klum Nhông đã được anh em làm cho túp lều để đôi “vợ chồng học sinh” ra ở riêng

Hồng Kim là một trong những xã có nạn tảo hôn thuộc diện điển hình của huyện A Lưới. Em Hồ Thị Hoàn ở thôn 4 lấy chồng khi vừa tròn 13 tuổi, hiện đã sinh con được chín tháng. Tuy nhiên làm mẹ ở tuổi 14 như Hoàn chưa phải là “kỷ lục” ở xã Hồng Kim cũng như ở huyện A Lưới. Điển hình như em Hồ Thị Thịt (ở thôn 4, Hồng Kim) mới 13 tuổi đã sinh con. Chồng em là bé trai 14 tuổi Trần Văn Hẹp. Vì không biết cách chăm sóc con, đến hát ru con cũng chưa biết nên đứa con của hai “vợ chồng nhí” này ngày một teo lại.

Nhiều lúc Thịt lại ôm con khóc òa khi nhắc đến chuyện mình thiếu sữa khiến con gầy yếu. Hay như trường hợp em Hồ Thị Hè (thôn Ta Roi, xã A Ngo), mới ở tuổi 14 nhưng đã có đứa con gần một tuổi. Từ ngày sinh con, những vất vả của cuộc sống càng đè nặng lên đôi vai non nớt khiến Hè ngày càng héo hon. "Cha em chết sớm, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên đang học lớp 6 em phải bỏ học lấy chồng để kiếm nơi nương tựa. Lấy chồng sớm mới biết mình cực, mình khổ. Em vẫn thích đi học hơn ở nhà buồn và khổ lắm”, Hè vừa nói vừa đưa ánh mắt dõi theo mấy đứa trẻ đi học về, trong đôi mắt hiện lên một niềm tiếc nuối...

Theo ông Hồ Giang Nghinh, Chủ tịch xã Đông Sơn (huyện A Lưới), vài năm trở lại đây xã này đã có hơn 20 cặp tảo hôn. Đó là những trường hợp xã nắm được vì đến đăng ký khai sinh cho con, còn những trường hợp không nắm được thì rất nhiều. Xã đã ra quy định “rắn” khi phạt tới một triệu đồng đối với những cặp vợ chồng tảo hôn để ngăn chặn. Thế nhưng, chủ trương này không thực hiện được vì hầu hết những cặp tảo hôn đều thuộc diện đói nghèo, không có tiền nộp phạt, xã đành bó tay. Ông Nghinh cho biết những cặp tảo hôn đến tuổi kết hôn nhưng họ vẫn không đến xã đăng ký kết hôn vì không có tiền nộp phạt, do vậy để dễ quản lý buộc lòng cán bộ tư pháp phải đến tận nhà vận động họ đi kết hôn.

Ông A Cơ Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho biết, chỉ sáu tháng đầu năm 2009, xã Hồng Thủy có hơn 20 trường hợp tảo hôn. Nguyên nhân là do nhiều gia đình bắt con mình cưới sớm, nhưng phần nhiều là do tình yêu quá sớm, lỡ có bầu nên cưới. “Xã đã không ngừng tuyên truyền và có quy định, mỗi cặp vợ chồng tảo hôn sẽ bị phạt 500 ngàn đồng và cắt hết các chính sách hỗ trợ đối với gia đình có con tảo để răn đe nhưng hình thức xử phạt này vẫn không có tác dụng", ông Tiến thở dài.

Ông Hồ Minh Ửi, Trưởng phòng Tư pháp huyện A Lưới cho biết, hình thức xử phạt một triệu đồng đối với những cặp tảo hôn là trái với quy định pháp luật và trên thực tế không đưa lại hiệu quả trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn trên địa bàn. “Mặc dù huyện liên tục tổ chức tập huấn, các xã đã hết sức tuyên truyền, xử phạt răn đe, đồng thời dùng các biện pháp mạnh như cắt hết các chính sách hỗ trợ, ưu tiên phúc lợi đối với gia đình có người tảo hôn nhưng do đời sống của người dân quá thấp, nạn thất học vẫn ở mức cao, dân trí thấp khiến công tác tuyên truyền không phát huy tác dụng, nạn tạo hôn vẫn nhiều. Xem ra việc ngăn chặn nạn tảo hôn đang gia tăng ở A Lưới cũng đang bế tắc, chưa có biện pháp hạn chế hiệu quả”, ông Ửi cho hay.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm