Thứ sáu, 29/03/2024 | 13:27 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 07:40, 27/02/2017

Những nút thắt cần tháo gỡ để tạo đà khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao?

Có khá nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp các giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt nhằm tạo đà khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại buổi tọa đàm trực tuyến “Tạo đà cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức.

Những nút thắt cần tháo gỡ

Ngay từ đầu năm nay, nhiều quỹ đầu tư khởi nghiệp đã thông báo rót vốn vào các dự án khởi nghiệp ngành NNCNC và đang tiếp tục tìm dự án triển vọng để đầu tư trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, “nút thắt” cả khách quan và chủ quan đối với các doanh nghiệp lựa chọn con đường khởi nghiệp với NNCNC.

12-17-31_nh1
Tọa đàm khởi nghiệp NNCNC
 

Buổi tọa đàm có các khách mời gồm ông Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN, Giám đốc Ban Quản lý dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST); ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ông Trần Lệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Anh Đào, tiến sĩ ngành công nghệ sinh học.

Bày tỏ quan điểm của mình về bức tranh khởi nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực NNCNC, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng: “Sự đầu tư vào lĩnh vực này còn khiêm tốn. Lý do chung thì đây là ngành cần đầu tư lớn, rủi ro cao, khó có thể mang lại lợi nhuận cao như bất động sản hay tài chính”.

Theo ông Tuấn, có hai khó khăn đặc trưng đang trở thành rào cản với NNCNC là đất đai manh mún và khó khăn khi triển khai theo các mô hình liên kết: Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) dù có ý định đầu tư, nhưng khó có thể tìm được diện tích đất đủ lớn để sản xuất theo hướng hàng hóa. Mặt khác, việc thực thi hợp đồng khó khăn. Doanh nghiệp đầu tư cho nông dân về giống, phân bón, nhưng đến lúc thu hoạch, chỉ cần có doanh nghiệp trả cao hơn, nông dân sẵn sàng phá bỏ hợp đồng.

Đại diện VCCI cũng khẳng định, để tạo đà cho NNCNC phát triển cần tháo gỡ các nút thắt trên bằng việc ban hành những chính sách ưu đãi tốt cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự rà soát đánh giá lại các nguồn vốn, ưu đãi thực hiện đã đúng và hiệu quả chưa. Những chế tài xử lý hoặc khuyến khích việc thực thi hợp đồng nghiêm túc cũng cần được tính đến.

“Việc nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai,... với những ý tưởng đột phá được xem là dấu hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp nước nhà”, ông Tuấn cho rằng, đây sẽ là xu hướng trong thời gian tới.

Trong khi đó, ông Trần Quốc Thắng cho rằng, bất cập lớn nhất trong phát triển NNCNC là đất đai và sự liên kết giữa người có ý tưởng khởi nghiệp NNCNC với người nghiên cứu nhưng lại không biết chuyển giao ở đâu. Bởi vì mối liên kết này cực kỳ quan trọng, nếu không có nó thì việc ứng dụng đến tiến bộ KHKT đặc biệt trong ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ rất khó khăn. Đây chính là liên kết 3 nhà “Nhà nước - Doanh nghiệp - Khoa học”, tạo thành hệ sinh thái khởi nghiệp.

“Đất nước ta 60% nông dân, nông nghiệp đóng vai trò then chốt. Việc phát triển NNCNC là vấn đề sống còn, đáp ứng phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực… Nếu hệ sinh thái khởi nghiệp này, hay hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia hình thành, phát triển mạnh mẽ thì sự hình thành khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp trong NNCNC sẽ có nhiều khởi sắc”, ông Trần Quốc Thắng nói.
 

Cần chấm dứt tình trạng “chính quyền để yên cho mà làm là may rồi”

Mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang hết sức quan tâm đến lĩnh vực NNCNC, tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, doanh nghiệp, ở các địa phương vẫn còn những rào cản do chính quyền cơ sở tạo ra.

Ông Trần Lệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Anh Đào kể rằng: "Tôi từng có tham vọng tìm một vùng đất để sản xuất rau, hoa cho Hà Nội, giống như ở Đà Lạt đang cung cấp cho TP.HCM. Cuối cùng cũng chọn được huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, nơi có 5 xã vùng cao đặc biệt khó khăn có thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với rau, hoa. Chúng tôi thành lập 1 công ty cổ phần, mua 64 "sổ đỏ" để có được diện tích đất rộng hơn 30ha. Bỏ thời gian, tiền bạc nghiên cứu ứng dụng 43 loại rau, hoa.

12-17-31_nh-2
Ông Trần Lệ - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Anh Đào

 

Sau 10 năm cặm cụi, chúng tôi cung cấp cho chợ Long Biên (Hà Nội) có ngày 10 tấn rau, trồng được 27 nghìn chậu địa lan trong 2ha nhà vòm. Cứ tưởng giàu có đến nơi rồi thì một ngày nọ, bà con nông dân kéo vào phá tan hoang hết, trước khi phá có cuộc họp để cướp lại đất.

Chính quyền tỉnh Hòa Bình, huyện Tân Lạc cho cơ quan công an đến nhưng chúng tôi bị phá sạch sành sanh không còn gì. Chỉ trong vòng 2 ngày người ta phá bằng hết. Với chúng tôi đó là bài học đau đớn. Nhưng chúng tôi vẫn phải đứng dậy để khởi nghiệp lại ở trên Điện Biên".

Nghe câu chuyện của ông Lệ, ông Đậu Anh Tuấn thừa nhận, chúng ta nói khuyến khích nông nghiệp, rồi ưu đãi vốn, đất đai nhưng có điều quan trọng không kém đó là phải bảo vệ chắc chắn quyền tài sản, quyền sử dụng đất, đảm bảo tuân thủ hợp đồng giữa DN và người dân.

"Gần đây tham gia dự án Luật Bảo vệ phát triển rừng, Nhà nước muốn nhiều nhà đầu tư phát triển rừng nhưng có một tư duy rất lạ, đó là sau khi trồng rừng, DN muốn khai thác phải xin phép. Đầu tư hàng chục năm đến khi khai thác lại không cho phép khai thác, phải xin phép. Tài sản không quyết định được sao DN có động lực đầu tư tư vào”, ông Tuấn kể một nghịch lý và khẳng định quyền đảm bảo tài sản cho DN phải được thực hiện quyết liệt. Điều đó quan trọng chẳng kém gì những ưu đãi đất đai hay thuế.

Đại diện VCCI cho rằng môi trường cho đầu tư nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Dẫn báo cáo “Tạo thuận lợi cho kinh doanh nông nghiệp 2016” của Ngân hàng Thế giới (WB) dựa trên điều tra 40 nước trên thế giới, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng môi trường kinh doanh nông nghiệp Việt Nam ở dưới mức trung bình chung của các nước. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng của Việt Nam chỉ trên Lào, Campuchia và Myanmar. Theo báo cáo, Việt Nam có điểm số thấp về quản lý giống cây trồng, máy móc nông nghiệp và vận tải.

Môi trường kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam được đánh giá ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia (68,8 điểm), Bangladesh (70,8 điểm) và Philippines (83,0 điểm). Nguyên nhân chính là do tại Việt Nam, việc đăng ký kinh doanh giống cây trồng có nhiều điều kiện nghiêm ngặt, thời gian cấp giấy chứng nhận cho giống mới lâu: ước tính Việt Nam mất 901 ngày để cấp giấy chứng nhận cho giống mới, quá lâu so với Philippines và Myanmar lần lượt chỉ là 571 và 306 ngày, chi phí để đăng ký giống mới cũng cao.

Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, giảm bớt rào cản, tạo thuận lợi kèm thêm các ưu đãi hợp lý là yếu tố then chốt để NNCNC thành hiện thực. Kể cả vai trò của chính quyền các địa phương. Cần phải chấm dứt các tình trạng "chính quyền để yên cho mà làm là may rồi".

 

Hoàng Anh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm