| Hotline: 0983.970.780

Những vi phạm tố tụng

Thứ Năm 15/03/2012 , 09:50 (GMT+7)

Trong vụ án này, như bài trước chúng tôi đã nêu, cơ quan điều tra đã kết luận các bị án dùng gậy gỗ, điếu cày, dao Thái Lan để phạm tội, nhưng lại không thu được thứ nào.

Trong vụ án này, như bài trước chúng tôi đã nêu, cơ quan điều tra đã kết luận các bị án dùng gậy gỗ, điếu cày, dao Thái Lan để phạm tội, nhưng lại không thu được thứ nào.

>> Có hành vi hiếp dâm hay không?
>> Vật chứng của vụ án đâu?
>> Những uẩn khúc ở Kỳ án Yên Nghĩa

Từ 1 cái áo duy nhất được cho là của Nguyễn Đình Lợi bỏ lại tại hiện trường trở thành 4 cái áo và 1 silip rồi bị tiêu hủy vì… mục nát. Hai bị hại khai mất nhiều tài sản như tiền, đồng hồ, ví, khuyên tai vàng, nhẫn vàng, quần dài, nhưng cơ quan điều tra cũng không thu được thứ gì. Tức là vụ án hoàn toàn không có vật chứng. Còn giám định thì tinh trùng thu được trong âm đạo của chị Hạnh không đủ để kết luận là của đối tượng nào, như vậy kết luận giám định không thể dùng làm chứng cứ buộc tội các bị án. Nhân chứng không được triệu tập.

Như vậy là cả hai cấp tòa chỉ kết tội các bị án dựa vào lời khai của bị hại và lời nhận tội của họ. Nhưng những lời khai của họ lại không phù hợp với hiện trường, mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với lời khai của bị hại.

Kiên, Lợi, Tình (từ trái qua)

Cụ thể là theo xác nhận của Cty thủy lợi Sông Đáy (đơn vị quản lý mương La Khê, nơi xẩy ra vụ cướp), thì vào thời điểm 22-23 giờ ngày 24/10/2000 (thời điểm xảy ra vụ cướp), mực nước trong mương sâu khoảng 1 mét. 

Với mực nước ấy, ai lội qua cũng bị ướt. Nhưng bị án Nguyễn Đình Kiên khai lội qua mương không bị ướt (?), lúc thì Kiên khai nước mương sâu đến gối, lúc lại khai nước chỉ đến mắt cá chân, mâu thuẫn hoàn toàn với lời khai của bị hại Nguyễn Chính Hải là “nước sâu đến thắt lưng tôi”. Bị hại khai 3 tên cướp đi từ làng La Cả ra cầu Dương Nội, qua đơn vị A40, vòng qua cầu Hai Cây sang bờ mương nơi họ đang ngồi, trong khi 3 bị án khai là đi từ cầu Hai Cây qua đơn vị A40, dấu quần áo ở vườn nhà ông Khuyên, sau mới quay lại lội qua mương sang chỗ bị hại để cướp, hiếp. Bị hại khai cả 3 tên có giọng nói làng La Cả (một thứ giọng rất đặc biệt), trong khi ba bị án không ai nói giọng La Cả.

Bị hại khai 3 tên cướp có 1 tên già, hai tên trẻ, trong khi 3 bị án đều ở tuổi 20.Về hành vi cướp, bị án Lợi khai mình dùng dao dí vào cổ anh Hải, đẩy Hải ngã xuống đất, lục túi áo ngực Hải lấy 180.000 đồng. Tình kéo chị Hạnh ra xa, xong quay lại lục túi quần sau của Hải lấy ví. Nhưng anh Hải lại khai 1 tên dí dao vào người anh, kéo anh xuống vệ mương còn 1 tên thò tay vào túi quần anh lấy tiền, cũng chính tên này thò tay vào túi quần sau của anh lấy ví.

Tiếp theo Lợi khai sau khi cướp của anh Hải, Lợi tháo bugi xe máy của anh vứt xuống mương rồi quay đến chỗ Kiên đang giữ chị Hạnh, tháo đồng chị Hạnh đeo ở tay, tháo nhẫn vàng, khuyên tai. Nhưng hai bị hại lại khai 3 tên đến chỗ họ đang ngồi, 1 tên dí dao kéo anh Hải ra, tên khác kéo chị Hạnh ra, cởi đồng hồ, tháo khuyên tai, tháo nhẫn của chị. Như vậy là hai tên thực hiện hành vi cướp cùng 1 lúc chứ không phải như lời khai của Lợi là cướp của anh Hải xong mới cướp của chị Hạnh.

Về hành vi hiếp dâm, Lợi khai là mình cởi áo phông để bên cạnh, kéo quần đùi đến đầu gối, hiếp chị Hạnh đầu tiên, chiếc áo bỏ lại hiện trường là của Lợi. Nhưng chị Hạnh lại khai tên cướp đồng hồ, khuyên, nhẫn của chị là tên hiếp chị đầu tiên. Tên này mặc áo cộc tay sát nách, màu sáng, cổ tròn, khi hiếp không cởi áo. Tên hiếp chị thứ hai cởi trần, tên hiếp chị cuối cùng mới cởi áo, và bỏ lại chiếc áo phông cộc tay. Lợi khai cướp của chị Hạnh 1 đồng hồ SENKO mặt vuông, nhưng chị Hạnh lại khai đồng hồ của chị là đồng hồ nữ ROLEX mặt tròn. Cơ quan điều tra cho là họ dùng 3 hung khí để cướp, trong đó có 1 chiếc gậy. Lợi khai mình cầm 1 gậy gỗ hình lục lăng dài khoảng 1 mét, nhưng hai bị hại lại khai 1 tên cầm chiếc gậy tre dài khoảng 1,2 mét, 1 đầu to 1 đầu nhỏ, vẫn còn mấu tre chưa róc nhẵn…

Ngoài ra, còn nhiều điều không minh bạch như biên bản khám nghiệm hiện trường ghi vụ án xẩy ra ở Yên Nghĩa, nhưng biên bản xác định hiện trường lại ghi là vụ án xẩy ra ở Dương Nội. Biên bản khám nghiệm hiện trường không có bị hại, không có nhân chứng… 

Cuộc họp không bình thường?

Với những chứng cứ đã nêu ở những bài trước, đến đây, chúng tôi đã có thể khẳng định được rằng ba bị án Lợi, Tình, Kiên không phải là hung thủ trong vụ án. Họ đã bị khởi tố, truy tố và kết án oan với một hình phạt rất nặng nề: Lợi 16 năm tù, Tình 14 năm tù và Kiên 11 năm tù. Còn hung thủ đích thực của vụ án là 3 kẻ khác, cho đến nay vẫn còn nằm trong bóng tối. Quyết định kháng nghị số 02/QĐ-VKSTC-V3 ngày 26/1/2010 của VKSNDTC, kháng nghị bản án Hình sự phúc thẩm số 583/PTHS ngày 22/4/2002 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án Hình sự phúc thẩm trên và bản án Hình sự sơ thẩm số 11/HSST ngày 22/1/2002 của TAND tỉnh Hà Tây (cũ), tuyên bố ba bị án Lợi,Tình, Kiên vô tội, đình chỉ điều tra đối với họ, đồng thời kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng TP Hà Nội tiếp tục điều tra về vụ án nêu trên, tìm ra đúng những kẻ phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật, là hoàn toàn có căn cứ và chính xác.

Trong thời gian gần 2 năm kể từ khi VKSNDTC có quyết định kháng nghị số 02/QĐ- VKS-V3, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã 3 lần xét xử giám đốc thẩm vụ án trên nhưng đều không tuyên mức án với 3 bị cáo. Và ngày 15/9/2011, TANDTC đã tổ chức một cuộc họp bàn giải quyết vụ án, thành phần cuộc họp gồm lãnh đạo Bộ Công an, Cục C44, đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại diện VKSNDTC, ba ngành tư pháp Hà Nội. Đặc biệt là trong thành phần cuộc họp trên còn có tất cả các cán bộ đã điều tra, truy tố, xét xử vụ án trên thuộc các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử của tỉnh Hà Tây (cũ). Phía TANDTC và các cán bộ thuộc 3 ngành tư pháp của tỉnh Hà Tây cũ đều khẳng định hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đx xét xử, tuyên phạt ba bị cáo Lợi,Tình, Kiên với mức án trên là đúng người, đúng tội, không oan sai.

Theo một vị đại tá, từng là Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, thì đây là một cuộc họp không bình thường, vì nó không đúng với trình tự tố tụng. TANDTC đã để thời gian quá lâu mới tổ chức một cuộc họp với thành phần chủ yếu là những người đã tham gia điều tra, truy tố, xét xử vụ án trên thuộc ba ngành tư pháp của tỉnh Hà Tây cũ. Với những người này, thì tất nhiên họ phải nhất nhất khẳng định là 3 bị cáo trên không oan, và họ phải bảo vệ quan điểm của mình đến cùng chứ làm sao họ dám nhận sai.

Gần 3 tháng sau cuộc họp nói trên, ngày 7/12/2011, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã họp lần thứ 4 xét xử giám đốc thẩm vụ án trên, tuyên bác kháng nghị số 02/QĐ-VKSTC-V3 ngày 26/1/2010 của VKSNDTC, giữ nguyên những quyết định trong bản án Hình sự phúc thẩm số 583/ PTHS ngày 22/4/2002 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đối với 3 bị án Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên.

Phán quyết đã được tuyên, nhưng nỗi oan vẫn còn đó.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm