| Hotline: 0983.970.780

Những vị trí cơ thể chứa nhiều vi khuẩn nhất

Thứ Tư 15/09/2010 , 10:19 (GMT+7)

1. Miệng

- Khuẩn Teponema Denticola: Teponema Denticola có kích thước cực nhỏ, trú ngụ ở trong các hốc răng miệng, nhưng nếu vệ sinh thường xuyên thì "dân số" khuẩn Teponema denticola sẽ giảm đáng kể...

- Khuẩn Porphyromonas gingivalis: Đây là khuẩn thường gây ra những bệnh về răng. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho con người , đặc biệt là gây hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, đôi khi nó còn tấn công cả khuẩn thân thiện có trong vòm miệng và tạo ra bệnh về nuớu và viêm lợi.

- Veillonella: Veillonella là loại kí sinh trùng có nhiều trong miệng, đường hô hấp, thủ phạm gây bệnh sâu răng thông qua cơ chế chuyển đổi các sản phẩm mang tính axit của các loại khuẩn khác thành axit.

2. Dạ dày

Trong dạ dày của con người có lượng axít rất cao nên không có bất kì loại khuẩn, kí sinh trùng nào có thể sinh sống được trừ Helicobacte pylory. Giới khoa học đã phát hiện thấy quá trình tiến hoá đã giúp loài khuẩn này tồn tại để xâm nhập vào màng nhầy của dạ dày và thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y như viêm loét dạ dày, ung thư và đến nay có khoảng 2/3 dân số thể giới mang khuẩn nói trên nhưng rất ít khi có triệu chứng thể hiện ra bên ngoài.

3. Ruột

- Bacteroides fragilis: Loại khuẩn này có "dân số" rất đông, chiếm tới 60% tổng trọng lượng phân người (chỉ số gốc khô), trong số này có cả khuẩn, nấm và cả những loại khuẩn thân thiện giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, tăng cường sức khoẻ cho hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể bẻ gãy carbohydrate... 

- Khuẩn Escherichia coli thường được  gọi tắt là E.Coli: Một loại khuẩn rất nguy hiểm cho con người. Nó có thể tồn tại trong cơ thể dưới bất kì điều kiện nào, thâm nhập vào cơ thể dưới nhiều hình thức, đặc biệt là qua ăn uống, từ thực phẩm sữa, thịt cá, cho đến nhiễm khuẩn từ việc tiếp xúc với phân động vật hay đất đã nhiễm khuẩn E.Coli.

- Khuẩn Candida albicans: Khuẩn Candida albicans có ở tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng nhiều nhất vẫn là ở trong ruột. Và thường khống chế bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, trường hợp mất cân bằng có thể tạo ra nhiều loại bệnh nan y. Thông thường các đơn bào Candida albicans thường chuyển thành một loại đa bào xâm thực khi môi trường thuận lợi mà người ta quen gọi là hiện tượng nhiễm nấm. Khi nhiễm bệnh làm cho con người khó chịu, thậm chí nó thể đi vào dòng máu, gây nhiều loại bệnh nan y, đặc biệt là bệnh tim mạch.

4. Da

- Nấm Malassezia: Thủ phạm gây mẩn ngứa ra, nó thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều dầu, tạo gầu, gây viêm da và ngứa. Theo nghiên cứu thì trên da đầu con người có tới hàng chục triệu men và nấm Malassezia và M.Globosa, riêng Malassezia còn có nhiều trên da lông thú vật và truyền sang cho con người bằng cách tiếp xúc.

- Tụ cầu khuẩn Taphylococus: Đây là loại khuẩn nguy hiểm đối với cơ thể và gần đây được xem là thủ phạm gây ra hiện tượng MRSA (khuẩn Staphylococus aureus kháng thuốc kháng sinh) do thực phẩm nhiễm khuẩn, do tiếp xúc ra với vết thương người nhiễm bệnh. Trong nhóm tụ cầu khuẩn gây bệnh da có khuẩn S.epidemidis được xem là vô hạn nhưng nó lại xâm nhập vào cơ thể qua con đường tiếp xúc dụng cụ y tế gây bệnh ở mắt và đường dẫn nước tiểu.

- Khuẩn Propionibacterium acnes: Đây là loại khuẩn lây lan qua đường ăn uống, nhất là cầm nắm bánh kẹo, thức ăn nhanh và là thủ phạm gây bệnh trứng cá ở con người. Nguyên nhân đích thực của căn bệnh trứng cá đến nay người ta chưa khám phá hết, song có một phần do khuẩn Propionibacterium acnes, vì nó sống nhờ vào axit béo trong các lỗ chân lông, gây viêm nhiễm . Có thể dùng benzyol peroxide và những loại thuốc kháng khuẩn nhưng không nên dùng Tetracycline vì nó đã kháng lại loại thuốc này.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất