| Hotline: 0983.970.780

Những vị tướng đầu tiên: Vị tướng tuổi 30

Thứ Năm 18/12/2014 , 07:35 (GMT+7)

Cụ bà Ngô Duy Liên, vợ tướng Lê Hiến Mai, vui vẻ kể lại: Ông nhà tôi có hàm răng hô nên mọi người hay trêu đùa là “mái hiên”. Biết chuyện, Hồ Chủ tịch cho gọi ông tướng “mái hiên” lên, rồi đặt bí danh mới cho ông bằng cách nói lái thành Hiến Mai./ “Cây gỗ mun” Lê Thiết Hùng

Sinh năm 1918, Lê Hiến Mai là vị tướng trẻ nhất trong đợt phong quân hàm đầu tiên, và có lẽ cũng là trẻ nhất cho đến ngày nay, khi mới 30 tuổi.

11-54-48_le-hien-mi-1
Trung tướng Lê Hiến Mai (1918-1992)

"Mái hiên" thành Hiến Mai

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có đặt bí danh cho nhiều cán bộ hoạt động. Lê Hiến Mai không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trường hợp của ông có lẽ đặc biệt hơn.

Tên cúng cơm của ông là Nguyễn Văn Phường, sinh tại xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Quê ông, cũng chính là nơi chôn nhau cắt rốn của nhà cách mạng Khuất Duy Tiến, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Trong ngôi biệt thự cũ do Nhà nước cấp trên phố Lý Nam Đế, cụ bà Ngô Duy Liên, vợ tướng Lê Hiến Mai, vui vẻ kể lại: Ông nhà tôi có hàm răng hô nên mọi người hay trêu đùa là “mái hiên”.

Biết chuyện, Hồ Chủ tịch cho gọi ông tướng “mái hiên” lên, rồi đặt bí danh mới cho ông bằng cách nói lái thành Hiến Mai. Cái tên Lê Hiến Mai từ đó theo ông đến cuối đời (có thời gian công tác ông dùng bí danh khác là Dương Quốc Chính).

“Cho đến khi qua đời, ông nhà tôi vẫn thích được mọi người gọi bằng cái tên mà Bác Hồ đặt cho: Lê Hiến Mai”, cụ bà Ngô Duy Liên lấp lánh ánh mắt.

Chính ủy Chiến khu 2

Cuối năm 1945 đầu năm 1946, vùng Tây Bắc Chiến khu 2 là một mặt trận nóng bỏng vì quân Pháp từ Côn Minh - Vân Nam (Trung Quốc) tràn xuống Bắc Lào rồi chiếm Lai Châu - Điện Biên Phủ làm bàn đạp để đánh xuống Sơn La, Hòa Bình.

Hai ông Hoàng Sâm và Lê Hiến Mai là linh hồn của Bộ chỉ huy Mặt trận này đã theo sát diễn biến và điều quân đối phó linh hoạt với cả quân Pháp và quân Tàu Tưởng.

Cho đến Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946 thì Chiến khu 2 đã xây dựng lực lượng quân sự khá vững vàng trên một địa bàn chiến lược vừa là tiền tuyến tấn công địch vừa là hậu phương ổn định đảm bảo là chỗ dựa an toàn cho cơ quan lãnh đạo và chỉ huy tối cao khi cả nước chuyển vào thời chiến, đồng thời là địa bàn cất giấu nhiều kho tàng, xưởng máy để phục vụ kháng chiến lâu dài.

Sau tết Đinh Hợi 1947 Mặt trận Tây Tiến được thành lập do hai ông Hoàng Sâm và Lê Hiến Mai trực tiếp chỉ huy. Sở chỉ huy Mặt trận đặt ở Mường Hịch (Mai Châu, Sơn La).

Bộ chỉ huy triệu tập ngay hội nghị quân chính từ cấp đại đội trở lên để quán triệt chỉ thị của Bộ Tổng chỉ huy về tổ chức đại đội địa phương cấp huyện và Tiểu đoàn tập trung ở cấp tỉnh vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của Tây Tiến trước hết là phải chuyển hẳn tư tưởng chỉ đạo tác chiến của các đơn vị đang chiến đấu ở Tây Bắc.

Thiếu tướng Văn Phác, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin nhớ lại trong hồi ký “Một đêm của Bộ chỉ huy Tây Tiến” về cái đêm Bộ chỉ huy lên đường:

“Vào buổi sẩm tối đầu xuân 1947, một chiếc xe Jeep chui từ khu rừng gần ngã tư Xuân Mai rồi mở máy chạy ngược đường số 6 về ngã Hòa Bình. Ai bắt gặp cũng nhận ra ngay đó là xe rất quen thuộc của Bộ Chỉ huy quân sự Chiến khu 2…

Trên xe hôm đó có lèn chất tới 7 người. Phía trước là đồng chí lái xe và hai đồng chí bảo vệ, tay súng sẵn sàng ngồi chung một ghế. Phía sau hai đồng chí Tư lệnh Hoàng Sâm và Chính ủy Lê Hiến Mai được ưu tiên ngồi giữa, còn ép hai bên là đồng chí bác sĩ và tôi...

Tướng Hoàng Sâm chỉ huy trưởng và đồng chí Lê Hiến Mai, Chính ủy Chiến khu 2 vừa được Trung ương và Bộ Tư lệnh quyết định giao thêm trọng trách kiêm Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Tiến…”.


Tướng Lê Hiến Mai (ngoài cùng, bên phải) cùng các cán bộ chỉ huy quân sự tại Việt Bắc.

Trung tướng Lê Hiến Mai (1918-1992) đã trải qua nhiều trọng trách: Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực (1960 - 1963); Bí thư Đảng đoàn - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1963 - 1975, nay là Bộ NN-PTNT); Bí thư Đảng đoàn kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1976-1982, nay là Bộ LĐ-TB&XH), Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa III (1960-1976) và IV (1976-1982), Đại biểu Quốc hội khóa III, V, VI, VII...
Về quân sự, ông từng làm Chính ủy Quân khu 4, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thăng quân hàm Trung tướng (1974). Trung tướng Lê Hiến Mai đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh...

Ấn tượng khó quên đối với Thiếu tướng Văn Phác mãi đến sau này là, Bộ Chỉ huy mặt trận Tây Tiến đã biến đêm hành quân lạnh lẽo thành một cuộc họp sôi nổi suốt dọc đường dài và tìm cách gỡ thế bí cho toàn mặt trận: “Ngay trong đêm hành quân rét mướt này, các đồng chí Hoàng Sâm và Lê Hiến Mai không hề chợp mắt, đã lo tính đủ điều và đã tìm được lối thoát mà cả hai đồng chí đều tâm đắc đi sâu vào kế hoạch cụ thể”.

Mái ấm nếp nhà

Hôm chúng tôi đến nhà, người con trai thứ của tướng Lê Hiến Mai là anh Lê Việt Hà, hiện công tác tại Xí nghiệp Xe điện Hà Nội, cũng đang có nhà.

Anh cẩn thận tìm cho chúng tôi xem từng cuốn album ảnh của gia đình được gìn giữ cẩn thận. Mỗi tấm ảnh là kỷ vật thể hiện từng thời gian công tác của tướng Lê Hiến Mai.

Đang công tác ở Chiến khu 2, tháng 9/1948, Thiếu tướng Lê Hiến Mai được lệnh theo đoàn công tác vào Nam, nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Phó Bí thư Xứ ủy, rồi Phó Tư lệnh Nam Bộ...

Để đảm bảo bí mật, ông mang bí danh mới: Dương Quốc Chính.

Nói như ông Lê Toàn Thư, Phó Trưởng ban Thống nhất Trung ương, “đồng chí Dương Quốc Chính gắn chặt với Bộ Tư lệnh Nam Bộ và Quân khu 8”. Khi Trung tướng Nguyễn Bình hy sinh, ông được cử thay nhiệm vụ của vị tướng này.

Tại đây, ông đã được đồng chí Lê Đức Thọ “làm mai” cho người cán bộ phụ nữ tỉnh Bạc Liêu là Ngô Duy Liên. Đám cưới của ông bà được tổ chức ngày 30/4/1954, một tuần trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đại diện nhà trai là đồng chí Lê Đức Thọ. Đại diện nhà gái là đồng chí Ung Văn Khiêm.

94 tuổi đời, hơn 75 tuổi Đảng, cụ bà Ngô Duy Liên, nguyên là Phó Giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1, sống đầm ấm bên con cháu. Bà tự hào với 2 con trai, 3 con gái đều phương trưởng.

Con trai cả là Đại tá công an, công tác tại Sài Gòn. Con gái út là đại tá, bác sĩ, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu Viện Quân y 108.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Bình luận mới nhất