| Hotline: 0983.970.780

Những vụ án "gà mắc tóc"

Thứ Hai 18/10/2010 , 10:40 (GMT+7)

Gần đây, dư luận ở Hà Nội chú ý đến hai vụ án mà quá trình tố tụng của nó chứa đầy sự mờ ám.

Gần đây, dư luận ở Hà Nội chú ý đến hai vụ án, đó là vụ án “cố ý gây thương tích” xẩy ra ở xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) và vụ án cũng với tội danh “cố ý gây thương tích” xẩy ra ở Ao Cầu Nẩy, xã Thanh Mai (huyện Thanh Oai, Hà Nội) mà quá trình tố tụng của nó chứa đầy sự mờ ám. Hai vụ án đều xẩy ra từ nhiều năm trước, khi các địa danh trên còn thuộc tỉnh Hà Tây, nay Hà Tây nhập vào Hà Nội đã được 2 năm, nhưng các cơ quan tố tụng vẫn đang trong tình trạng “gà mắc tóc” trong xử lý.

7 năm vẫn lấy lời khai

ông Họp (áo sẫm màu) đứng giữa hai người con trai
Buổi sáng ngày 22/9/2010, ông Quản Đắc Họp, 55 tuổi, ở thôn Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, lại bị cơ quan CSĐTCA TP Hà Nội triệu tập ra để điều tra (ông Họp bị cơ quan CSĐTCA tỉnh Hà Tây cũ khởi tố bị can ngày 7/1/2004 về tội “cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 BLHS). Ông cho biết:

- Người lấy lời khai của tôi lần này vẫn là ông Cao Văn Thái, điều tra viên (ĐTV) thuộc cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây cũ, nay là cơ quan CSĐTCA TP Hà Nội. Tôi bảo thẳng ông Thái: "Suốt 7 năm nay, tôi đã khai đi khai lại không biết bao nhiêu lần rồi, giờ chẳng còn gì mà khai nữa. Nếu muốn, thì ông cứ ghi câu hỏi ra giấy rồi lôi những điều tôi đã khai ra mà điền vào”. Họ làm theo, nhưng khi họ bảo tôi ký vào những gì họ viết, tôi không ký…Buổi trưa, họ nghỉ ăn cơm thì tôi thấy người khó chịu rồi bị sốt nên tôi về luôn.

Buổi chiều cùng ngày, hai con trai ông Họp là Quản Đắc Quý, Quản Đắc Thúy cũng bị cơ quan CSĐTCA TP Hà Nội triệu tập (Quý, Thúy bị công an huyện Hoài Đức thuộc Hà Tây cũ khởi tố bị can ngày 15/12/2003 về tội “cố ý gây thương tích cho người khác” theo khoản 3 điều 104 BLHS). Hai thanh niên này cũng trả lời ĐTV Cao Văn Thái y như bố, và cũng cương quyết không ký vào những gì ông Thái viết. Cuối giờ chiều, họ đều được trở về nhà. Vì sao cả 3 bị can trên lại có thể "ngang bướng" trước ĐTV như vậy? Điều này có nguyên nhân của nó.

Sau nhiều năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam, ông Quản Đắc Họp được phục viên với thương tật 2/4, mất 75% sức khỏe. Năm 1992, ông được cấp một suất thổ cư theo diện dãn dân ở sườn núi Vân Côn, nhưng không làm nhà được vì…không có ngõ. Sau mấy năm trời kêu lên kêu xuống, năm 1998 địa phương mới đổi cho ông suất thổ cư khác ở giáp trạm bơm của xã và ông đã san lấp, làm được một ngôi nhà nhỏ trên đó. Cạnh nhà ông Họp có một rẻo đất chạy dọc theo bờ mương trạm bơm xuống sông Đáy, do thôn Vân Linh (nằm sát thôn Vân Côn) quản lý.

Tiếc rẻo đất bỏ hoang, ông Họp làm đơn xin xã và thôn cho ông thầu mảnh đất đó để làm vườn, nộp sản hàng năm. Được sự đồng ý của xã, trưởng thôn Vân Linh đã ký với ông Họp một “hợp đồng giao sản” tại rẻo đất trên. Theo hợp đồng thì ông Họp được sử dụng rẻo đất từ năm 2000 đến năm 2007, hàng năm nộp cho thôn 120 kg thóc. Năm 2002, Đỗ Đăng Của (tức Cẩu) và bố là Đỗ Đăng Chuyên (ông Chuyên là con chú ruột bố vợ ông Họp) bỗng chở đất đến đổ, chiếm rẻo đất ông Họp đang thầu, đồng thời xây tường chiếm luôn 60 m2 (rộng 3 mét, dài 20 mét) thổ cư của ông. Và thế là suốt hơn một năm trời, gia đình ông Họp luôn phải vất vả với những kẻ “cướp đất” này.

 Nhiều lần ông có đơn ra xã, UBND xã đã đến lập biên bản, yêu cầu bố con Đỗ Đăng Chuyên, Đỗ Đăng Cẩu đình chỉ việc xây tường chiếm đất trái phép, nhưng họ không chấp hành. Ngày 19/7/2003, họ tiếp tục chở gạch đến xây, hai con ông Họp là Quản Đắc Quý, Quản Đắc Thúy thấy vậy, đã đi gọi bố về. Nhận được tin, ông Họp chạy lên UBND xã báo cáo rồi chạy về nhà ngăn cản, yêu cầu Đỗ Đăng Chuyên, Đỗ Đăng Cẩu dừng tay, hai bên cãi cọ, xô sát nhau, kết quả là Chuyên, Cẩu không xây dựng tiếp được. Sau vụ việc này, công an xã nhiều lần tổ chức hòa giải giữa hai gia đình nhưng không thành.

Ngày 17/11/2003, Công an huyện Hoài Đức bỗng có quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích” và ngày 15/12/2003, Quản Đắc Quý, Quản Đắc Thúy bị khởi tố bị can theo tội danh trên theo khoản 3 điều 104 BLHS vì đã… đánh hai bố con ông Chuyên, gây thương tích cho Đỗ Đăng Cẩu 34,16% và Đỗ Đăng Chuyên 21%. Vụ án sau đó được chuyển lên cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây để điều tra theo thẩm quyền. Ngày 7/1/2004, cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây khởi tố bị can đối với ông Quản Đắc Họp, cũng với tội danh trên, điều khoản trên.

Cho đến nay, đã sắp tròn 7 năm kể từ ngày Công an huyện Hoài Đức và cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tây ra quyết định khởi tố bị can với 3 bố con ông Họp. Trước sau đã có tới 6 bản kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung, càng về sau, những bản Kết luận điều tra càng ngắn, có bản chỉ chưa đầy một trang giấy khổ A4, và 2 bản cáo trạng, một của VKSND tỉnh Hà Tây cũ, một của VKSND huyện Hoài Đức, nhưng vụ án vẫn chưa một lần được đưa ra xét xử.

Theo LS Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 bố con ông Quản Đắc Họp từ giai đoạn điều tra, thì có thể nói trên đất nước ta, chưa từng có một vụ án nào mà việc vi phạm tố tụng lại nghiêm trọng như vụ án này.

Theo quy định của bộ Luật Tố tụng Hình sự, thời hạn điều tra đối với 1 vụ án nghiêm trọng là 3 tháng và chỉ được gia hạn 2 lần, một lần 2 tháng và một lần 1 tháng là bắt buộc phải ra được Kết luận điều tra, chuyển Kết luận điều tra và hồ sơ vụ án sang VKSND. Đối với VKSND thì từ khi nhận được hồ sơ và Kết luận điều tra do cơ quan CSĐT cùng cấp chuyển sang, trong thời hạn 20 ngày, phải ra được cáo trạng và chuyển sang TAND cùng cấp để truy tố, và 1 tháng sau kể từ khi nhận được cáo trạng, TAND phải đưa vụ án ra xét xử.

Cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Tây được ký từ ngày 30/11/2005, nhưng bị TAND tỉnh Hà Tây trả lại. Gần 2 năm sau, ngày 25/6/2007, ba bố con ông Quản Đắc Họp lại nhận được cáo trạng do…VKSND huyện Hoài Đức tống đạt. Nhưng rồi từ đó đến nay đã gần 3 năm, phiên tòa vẫn chưa được mở. Và người ta lại thấy các ĐTV của cơ quan CSĐT công an Hà Nội triệu tập ba bố con ông Họp lên… lấy lời khai như đã nói ở trên. Vậy thì vụ án đang ở giai đoạn nào? Và vì sao như vậy? (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm