| Hotline: 0983.970.780

Những "Yết Kiêu" nơi Hoàng Sa

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:42 (GMT+7)

Có lẽ các đấng mày râu ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) không ai là không biết lặn. Họ học lặn từ nhỏ, lớn lên theo cha anh ra ngư trường Hoàng Sa làm bạn lặn kiếm kế sinh nhai.

Nghe họ kể chuyện nghề, thấy lắm điều thú vị.

Mưu sinh dưới đáy biển

Vừa kết thúc chuyến biển đầy gian khó trở về, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg-96084TS hành nghề thợ lặn phải được làm máy lại để chuẩn bị cho những chuyến biển sắp tới.

Thuyền phó Nguyễn Bình ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn) cho biết: “Trừ những ngày đi ngày về, chuyến biển vừa rồi tàu của tui có 15 ngày đánh bắt nhưng thực ra đã mất đứt 5 ngày chạy lòng vòng vì bị tàu Trung Quốc đuổi. Bây giờ phải làm máy cho mạnh để những chuyến tới nếu bị tàu Trung Quốc tấn công, tàu mình còn có sức chạy để thoát chứ không thì bị tông vỡ như mấy tàu bạn. Dù chỉ lặn được có 10 ngày nhưng chuyến biển vừa rồi cả 15 bạn lặn cũng chia mỗi người được 5 triệu đồng”.

Tàu làm máy xong, anh Bình cùng 15 thuyền viên tổ chức cúng tàu trước khi mở chuyến biển mới. Lai rai mấy lon bia, anh Bình trút lòng tâm sự về nghề lặn truyền thống của ngư dân Lý Sơn.

“Tui học nghề từ ba tui hồi còn nhỏ. Hồi đó, khi nhảy xuống biển tắm là đã biết nín hơi, lặn. Ban đầu lặn sâu 5 m, sau tăng lên 10 m, lâu dần thành quen, hơi cứ dài dần. Ba tui hồi còn trẻ lặn giỏi lắm, chuyên lặn nín hơi người chứ không dùng ống hơi như bọn tui bây giờ.

 Một lần lấy hơi lặn sâu đến 50 m, ở dưới nước 5 phút, vớt đầy vợt cá mới trồi lên. Năm nay, ba tui đã 78 tuổi, ổng gắn đời với ngư trường Hoàng Sa đến năm ngoài 60 tuổi mới nghỉ. Gia đình tui có 4 người con trai, bây giờ đều tiếp nối ba theo nghề lặn”, anh Bình kể.

Là con trai vùng biển, khi chưa đủ hơi lặn sâu bắt hải sâm ở khơi xa thì men gần bờ, lặn sâu dăm ba mét để bắt ốc, vớt rong bán kiếm tiền phụ giúp gia đình. Ngày nào cũng lặn như thế nên trẻ con ở Lý Sơn đến tuổi trưởng thành đều trở thành thợ lặn thiện nghệ.

Nghề lặn ở Lý Sơn được tiếp nối từ đời này sang đời nọ vì đây là kế mưu sinh chính của họ. Bởi thế, chẳng có gì lạ khi tổng dân số của Lý Sơn khoảng hơn 20.000 dân thì đã có đến vài ngàn người là thợ lặn thiện chiến.

“Lý Sơn hiện có 158 tàu cá chuyên làm nghề lặn xa khơi với hàng ngàn thợ lặn thường xuyên có mặt tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa”, ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế huyện Lý Sơn, cho biết.

Thợ lặn một tay, một mắt

Theo những thợ lặn trên tàu QNg-96084TS, nghề lặn là nghề “đi dưới đáy biển”. Khi hành nghề, thợ lặn ngậm ống hơi nhảy ùm xuống nước, trên lưng đeo một “dây thắt lưng” bằng chì nặng 8 kg để kéo thợ lặn nhanh chìm sâu xuống biển. Đến khi gặp rạn san hô thì những thợ lặn dựa san hô mà đi.

Đối tượng đánh bắt là: hoa biển, ốc, cá, tôm, mực, hải sâm…Khi lặn xuống dưới thấy loài hải sản nào có giá trị kinh tế cao là thợ lặn đều bắt hết. Do vậy, khi tác nghiệp, mỗi thợ lặn phải mang theo rất nhiều đồ nghề như: đọc nhọn, lưới, vợt. Đọc dùng để đâm cá, lưới để vây cá và vợt để vợt cá…

“Nếu gặp hải sâm thì bắt bằng tay. Hải sâm là loài hải sản sống sâu dưới đáy biển, chúng không bơi lội như cá được, chỉ nằm một chỗ trên cát như con sâu lớn, tự ăn cát mà sống, nếu có di chuyển cũng rất chậm như loài sâu trên bờ, gặp mình nó không phản ứng gì. Nhiều khi bắt lên ghe rồi nó mới giật mình.

Loài này ở vùng biển Hoàng Sa nhiều lắm. Nhiều khi “trúng mánh” gặp nhiều hải sâm to bằng bàn tay, anh em ai cũng phấn khởi. Hải sâm bây giờ dù đã hạ giá nhưng vẫn còn 800.000đ/kg hải sâm trắng và 600.000đ/kg hải sâm đen. Có lúc hải sâm lên đến 1,6 triệu đồng/kg, thời điểm đó cánh thợ lặn bọn tui làm ăn sướng lắm”, thợ lặn Lê Văn Tuấn mới 22 tuổi nhưng đã có 7 năm theo nghề thợ lặn trên vùng biển Hoàng Sa, kể.

Thuyền phó Nguyễn Bình cho biết thêm, thợ lặn dưới nước phải “ăn” hơi từ máy bơm hơi đặt trên tàu nên các thợ lặn phải tự biết hạn chế phiên lặn của mình, trồi lên mặt nước để lấy hơi lặn tiếp.

09-14-10_3
Thợ lặn một tay, một mắt Bùi Văn Chung

“Nếu lặn ở mực nước 30 m thì thợ lặn có thể thoải mái làm việc một tiếng đồng hồ. Nếu lặn sâu đến 45 m thì thời gian làm việc chỉ được nửa tiếng. Còn nếu lặn sâu đến 70 m thì thợ lặn chỉ được ở dưới nước 15 phút. Mỗi ngày các thợ lặn thay phiên nhau lặn mỗi người 3 ca, đêm nghỉ ngơi, sáng sớm hôm sau làm tiếp.

ĐƯỢC HỖ TRỢ

“Để giảm rủi ro cho ngư dân, huyện Lý Sơn đã mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm mở nhiều lớp tập huấn lặn biển cho ngư dân địa phương. Nghề lặn của ngư dân Lý Sơn đã được bổ sung vào danh mục được hưởng chính sách hỗ trợ xăng, dầu, bảo hiểm tàu cá. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngư dân địa phương yên tâm bám biển dài ngày ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa”, bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết.

Nếu lặn chưa hết hơi mà vợt đã đầy hải sản thì giật dây để anh em trên tàu kéo cả người và vợt lên. Những rạn san hô dưới biển nhấp nhô như những ngọn núi trên bờ, lúc cao, lúc bằng, lúc xuống thấp, có nhiều hang hốc con người có thể chui vào lọt. Nếu gặp những rạn cạn, thừa thời gian, thợ lặn có thể đi vào trong đó để tìm hải sản”, anh Bình nói.

Trong số 15 bạn lặn trên tàu QNg-96084TS, tôi ấn tượng nhất là thợ lặn Bùi Văn Chung (28 tuổi) ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn). Chung mang đến cho tôi ấn tượng lớn là vì anh không bình thường như những thợ lặn khác, mà chỉ có một tay và một mắt.

Chung kể, năm 2010, trong một chuyến vươn khơi, một bình hơi trên tàu gặp sự cố phát nổ, Chung đang đứng gần nên bị sức hơi làm hỏng một mắt, cướp mất một cánh tay và mình mẩy bị bỏng. Sau khi được anh em đưa vào bờ, chữa chạy vết thương lành lặn, Chung tiếp tục bám biển cho đến nay.

Nếu không gặp người thật việc thật, chỉ được nghe kể lại chưa chắc tôi đã tin, vì sức tưởng tượng của tôi không đủ để nghĩ một người khuyết tật như Chung có thể làm được nghề lặn khơi ngoài ngư trường khốc liệt, nhiều bất trắc như Hoàng Sa.

Tôi hỏi: “Chỉ có một tay và một mắt làm sao em có thể lặn, bơi, làm việc dưới đáy biển được?”. Chung cười, đưa cánh tay cụt lên, nói rất tự tin: “Biết mình lặn chậm hơn mọi người, hao hơi hơn nên em phải tự canh phiên lặn vừa sức để trồi lên trước khi hơi cạn. Biết em bị khuyết tật do nghề nên anh em bạn lặn trên tàu luôn hỗ trợ khi làm việc. Đó cũng là một sự động viên để em có cơ hội bám biển kiếm kế sinh nhai giúp đỡ gia đình”.

Mặc dù là người ít nói nhưng nghe anh em trò chuyện rôm rả, thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh cũng góp chuyện: “Nếu không tuân thủ mấy điều cơ bản, thợ lặn rất dễ gặp nguy hiểm nên trước khi xuống biển tui thường xuyên nhắc nhở anh em”.

Theo anh Thạnh, trước khi ngoi lên mặt nước, thợ lặn phải ngưng trồi để giảm áp nhiều lần. Lên tàu, một tiếng sau mới được ăn, hút thuốc và tắm nước ngọt. Nếu không tuân thủ đúng quy trình giảm áp thì thợ lặn dễ bị chảy máu tai, điếc tai; nếu ai bị nặng thì liệt tay, liệt chân hoặc chết ngay khi chưa lên khỏi mặt nước do thay đổi áp suất nước đột ngột.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm