| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận phải sử dụng nước tiết kiệm

Thứ Ba 10/04/2018 , 09:10 (GMT+7)

Dù mới vào mùa khô nhưng hạn hán ở Ninh Thuận đã diễn ra nghiêm trọng. Do đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận phải kiếm đếm nguồn nước và lên phương án điều tiết nước hợp lý, đặc biệt sự dụng nước tiết kiệm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng đang đứng dưới lòng hồ Ông Kinh đã trơ đáy

Ngày 9/4, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng dẫn đầu đã làm việc với Sở NN-PTNT Ninh Thuận để nắm bắt tình hình nguồn nước và bàn phương án phòng chống hạn cục bộ tại các hồ chứa trên địa bàn.
 

9 hồ sẽ dừng sản xuất vụ HT

Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, tính đến 9/4, lượng nước trữ tại 21 hồ chứa trên địa bàn là 127,24/194.49 triệu m3, đạt 65% so với dung tích thiết kế. Đối với lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương hiện còn 117,24/165 triệu m3, đạt hơn 71% so với dung tích thiết kế.

Tuy nhiên đáng lưu ý một số hồ chứa hiện đã hết nước hoặc đến mực nước chết như hồ Phước Nhơn: 0,05 triệu m3, Ông Kinh:0 triệu m3, Tà Ranh: 0,13 triệu m3, Bầu Zôn: 0,17 triệu m3, Suối Lớn: 0,19 triệu m3, Bầu Ngứ: 0,38 triệu m3 và một số hồ còn ít nước như Phước Trung: 0,57 triệu m3, Ba Chi: 0,29 triệu m3, Bà Râu: 1,78 triệu m3, Thành Sơn: 1,16 triệu m3.

Ông Nguyễn Văn Bính, Trưởng phòng kế hoạch (Sở NN-PTNT Ninh Thuận), cho biết, trong thời gian tới nếu trời không mưa thì sẽ rất khó khăn cho sản xuất và dân sinh đối với các khu vực hồ chứa có dung tích nhỏ và ít nước. Do đó, trong HT tới trên địa bàn, dự kiến sẽ có 9 hồ chứa như Phước Trung, Phước Nhơn, Ma Trai, CK7, Suối Lớn, Bầu Ngứ, Núi Một, Ông Kinh, Tà Ranh, Bầu Zôn sẽ dừng phục vụ sản xuất, ưu tiên đáp ứng nước sinh hoạt và cho gia súc.

Hồ Phước Nhơn cũng đang bị cạn kiệt

Còn ông Đặng Trung Cương, PGĐ Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết thêm, về tình nguồn nước sinh hoạt hiện nay cơ bản vẫn đảm bảo, vì hệ thống nước nông thôn được đầu tư bài bản. Riêng đối với hồ Ông Kinh (Ninh Hải) hiện nguồn đã cạn kiệt, nhưng người dân vẫn còn đang tận dụng được nước tưới cây trồng từ ao nạo vét chống hạn từ những nắm trước và khoan giếng giữa lòng hồ. Tuy nhiên trong thời gian tới nguồn nước sẽ bị “đứt” nếu trời không mưa.
 

Giải pháp

Sau khi làm việc nhanh với Sở NN-PTNT, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng, cùng đoàn công tác đã đi thị sát tại hồ Ông Kinh, trạm bơm Xóm Bằng và hồ Phước Nhơn (Bác Ái) và hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng khảo sát trạm bơm Xóm Bằng

Đánh giá mức độ hạn hán đang diễn ra tại Ninh Thuận, Thứ trưởng cho rằng, năm 2017 chúng ta không phải mưa ít, bởi rất nhiều vùng có mưa lớn và lũ. Ngay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì khu vực miền núi mưa khá nhiều nước, nhưng các hồ nhỏ ở ven biển lượng nước chứa lại không nhiều. Trong khi mới bước vào mùa khô mà hạn hán đã diễn ra nghiêm trọng.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng, để bảm bảo đàn gia súc, các hộ nuôi có số lượng lớn cần tách đàn ra thành những đàn nhỏ, để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Đồng thời di chuyển đàn gia súc đã tách đàn ra vùng khô hạn, thiếu thức ăn, nước uống đến những nơi chủ động nguồn nước và thức ăn.

Hiện hồ Ông Kinh đã cạn kiệt, trơ đáy. Đây là vùng có diện tích tưới khá lớn lên đến hàng ngàn ha và trồng nhiều cây có giá trị kinh tế cao như cây nho và các cây trồng khác. Vì vậy việc đáp ứng nguồn nước cho người dân là hết sức quan trọng. Do đó, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT cùng tỉnh Ninh Thuận đang tìm giải pháp ứng phó vì mùa khô còn kéo dài cho đến tháng 9.

Theo Thứ trưởng, về giải pháp tổng hợp lâu dài chống hạn cho Ninh Thuận là dự án thủy lợi Tân Mỹ đang triển khai, được Quốc hội và Chính phủ hết sức quan tâm. Và, khi và dự án này hoàn thành sẽ tạo nguồn nước rất lớn được tận dụng từ hồ sông Cái sẽ chuyển đến tất cả khu vực phía Bắc, trong đó có hồ Ông Kinh. Khi đó, vào mùa mưa dòng chảy được đấu nối sẽ điều tiết đến hồ này và có thể sử dụng vào mùa khô. Tuy nhiên do đây là khu vực cuối của hệ thống cấp nước kênh Tân Mỹ nên thời gian đảm bảo dẫn nước tự chảy phải chờ từ 3-4 năm nữa. Vì vậy chúng ta không thể chờ.

“Chúng tôi đang bàn với địa phương tiến hành hàng loạt các giải pháp tổng hợp, trước tiên là tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm. Thứ 2, khu vực này có lợi thế hệ thống nước sinh hoạt đã được cấp tương đối lấy đủ, nên có thể sử dụng cấp nước cho gia súc và có thể tự cấp nước tưới sản xuất với diện tích nhỏ. Song nguồn này cũng không đảm bảo, cho nên hôm nay chúng tôi cùng cơ quan chức năng khảo sát lợi dụng hệ thống thủy lợi sẵn có để bơm nước từ trạm bơm Xóm Bằng (Thuận Bắc) chuyển nguồn nước về đây”, Thứ trưởng chia sẻ.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ kênh Tân Mỹ

Về việc thi công hệ thống Tân Mỹ, Thứ trưởng cho biết thêm, đến nay hệ thống đã có thể cấp được cho hệ thống Cho Mo với trên 1.000 ha. Mục tiêu tiếp theo đến hết năm, sẽ đưa hệ thống về đến khu vực giáp sân bay Ninh Thuận, để giải khát vùng tâm hạn.

Theo Sở NN-PTNT, do tình hình hạn hán ngày càng diễn biến phức tạp, để giảm thiểu thiệt hại cho bà con nhân dân trong các năm sắp đến, Sở NN-PTNT kiến nghị Bộ NN-PTNT quan tâm hỗ trợ kinh phí đào ao và phục vụ công tác bơm chống hạn cho địa phương với kính phí 30 tỷ đồng, để hỗ trợ xây dựng, vận chuyển nước phục vụ sinh hoạt;nạo vét ao, hồ đập ở các hồ Phước Nhơn, Phước Trung, Ông Kinh, Bầu Zôn, Tà Ranh, đập Ô Căm. Hỗ trợ đào ao chứa nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn các huyện Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm