| Hotline: 0983.970.780

Ninh Xuân đã có nước sạch

Thứ Ba 17/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Được sự quan tâm của tỉnh, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có nước sạch theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Trinh, Chủ tịch UBND xã Ninh Xuân cho biết: "Năm 2010 khi công trình cấp nước sạch xã Ninh Xuân do Trung tâm Nước sạch - VSMTNT của tỉnh làm chủ đầu tư đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu nước sạch ổn định cả mùa nắng lẫn mùa mưa cho trên 2.000 hộ dân. Việc đáp ứng nhu cầu nước sạch kịp thời không chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống mà còn đảm bảo sức khỏe trong việc ăn uống và sinh hoạt".

Thôn Phước Lâm đã có hàng trăm hộ dân đăng ký với nhà máy nước để bắc đường ống dẫn nước vào tận nhà sử dụng. Gia đình bà Đoàn Thị Kim Thoa đăng ký sử dụng nguồn nước sạch hơn 4 năm nay phấn khởi cho biết: “Hồi trước để có nước sinh hoạt gia đình tôi phải sử dụng nước giếng đào lại được lọc cẩn thận, cứ tưởng đó là nguồn nước hợp vệ sinh nào ngờ nguồn nước ngầm ở đây bị nhiễm Flo nặng nên đã ảnh hưởng đến sức khoẻ; đặc biệt là hàm răng bị ố vàng.

Sợ quá gia đình tôi phải đi mua nước về để nấu ăn và nước uống. Rất may, từ năm 2010 nhà máy nước Ninh Xuân giúp gia đình tôi giải quyết tình trạng thiếu nước, đảm bảo sức khỏe”.

Bà Thoa còn cho biết, gia đình có 5 thành viên, mỗi tháng sử dụng nguồn nước máy khoảng 20 m3 nước, tính ra chỉ hơn 100 ngàn đồng. Về chất lượng nước, gia đình rất yên tâm, cho đến nay không hề có tình trạng nước bị đục bẩn hay lắng cặn, nguồn nước cấp rất dồi dào, ổn định.

Tương tự, hộ ông Trần Hạt cho biết, từ ngày có nước sạch sử dụng cuộc sống gia đình ông không còn vất vả phải lặn lội đi gần 1 km để lấy nước ngoài sông Cái về dùng cho việc tắm rửa, giặt giũ. Nước để ăn uống gia đình cũng dùng trực tiếp nước máy chứ không phải mua nước đóng bình như mọi khi rất tốn kém mà sử dụng không thoải mái. Giờ chỉ việc mở vòi là có nước dùng.

Để cung cấp đủ nguồn nước hợp vệ sinh, hằng ngày các thành viên nhà máy nước đều làm vệ sinh cẩn thận các bể lọc, bể lắng và khử clo; phèn... Khi nước trong bể chứa đạt tiêu chuẩn thì nhân viên mới vận hành hệ thống cấp nước sạch.

Qua tìm hiểu được biết, nguồn nước giếng đào ở Ninh Xuân có hàm lượng Flo phổ biến từ 3 - 14 mmp, mặc dù thực tế thì Flo là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sống và nước uống chính là nguồn cung cấp chủ yếu Flo cho con người. Tuy nhiên nếu nồng độ Flo trong nước nếu cao hơn 1,5 mmp thì sử dụng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì phải sử dụng nguồn nước có nồng độ Flo cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên hàm răng người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm nặng Flo khiến răng chuyển từ màu trắng sang trắng đục, sau đó xuất hiện các đốm màu vàng rồi chuyển sang màu nâu, đen. Kết quả là men răng cũng bị hỏng. Tuy nhiên tình trạng này dần cải thiện khi dân sử dụng nước sạch.

Ông Lê Văn Hùng, GĐ Trung tâm Nước sạch - VSMTNT Khánh Hòa cho biết: "Trước nhu cầu bức thiết cần nguồn nước sạch để sinh hoạt của người dân nơi đây, năm 2008 được UBND tỉnh đã cho đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch ở Ninh Xuân.

Công trình này có công suất thiết kế 1.033 m3/ngày đêm, được xây dựng theo công nghệ bể lắng đứng có keo tụ để xử lý nước, tổng số tiền đầu tư là 10 tỷ đồng đảm bảo cung cấp nước cho 12.380 nhân khẩu xã Ninh Xuân và một phần của xã Ninh Phụng".

Cũng theo ông Hùng, do nguồn nước ngầm vùng này bị nhiễm Flo nên trung tâm lấy nước từ sông Dinh qua hệ thống xử lý để đảm bảo nguồn nước đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế. Do công tác quản lý tốt, vận hành đúng chuyên môn nên nhà máy hoạt động hiệu quả, cấp nước trong mọi điều kiện thời tiết.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.